Ôn thi Tuyển Sinh 10 - Phần Hình Học - Câu 24
Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (O) (B là tiếp điểm) và đường kính BC. Trên đoạn thẳng CO lấy điểm I (I khác C, I khác O). Đường thẳng AI cắt (O) tại hai điểm D và E (D nằm giữa A và E). Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng DE.
a) Chứng minh bốn điểm A, B, O, H cùng nằm trên một đường tròn.
b) Chứng minh
c) Đường thẳng d đi qua điểm E song song với AO, d cắt BC tại điểm K. Chứng minh HK // DC
d) Tia CD cắt AO tại điểm P, tia EO cắt BP tại điểm F. Chứng minh tứ giác BECF là hình chữ nhật.
Lời giải
a) Vì AB là tiếp tuyến của (O) nên AB ⊥ BO ⇒ góc ABO = 90o
Vì H là trung điểm của dây DE của (O) nên OH ⊥ DE ⇒ góc AHO = 90o
Suy ra góc ABO + góc AHO = 180O ⇒ AHOB là tứ giác nội tiếp
Suy ra bốn điểm A, H, O, B nằm trên cùng một đường tròn.
b) Có góc ABD = góc AEB (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung BD)
Xét ∆ ABD và ∆ AEB có chung góc BAE, góc ABD = góc AEB nên
Tam giác ABD đồng dạng với tam giác AEB(g-g)=>
c) Vì ABOH là tứ giác nội tiếp nên góc OAH = góc OBH
Vì EK // AO nên góc OAH = góc HEK
Suy ra góc OBH = góc HEK ⇒ BHKE là tứ giác nội tiếp ⇒ góc KHE = góc KBE
Vì BDCE là tứ giác nội tiếp nên góc KBE = góc CDE
Suy ra góc KHE = góc CDE ⇒ KH // CD
d) Gọi F’ là giao điểm của BP và đường tròn (O).
Gọi AQ là tiếp tuyến thứ 2 của (O)
Vì BDQC là tứ giác nội tiếp nên góc QDC = góc QBC(1)
Vì ABOQ là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính AO nên góc QBC = góc QAO (2)
Từ (1), (2) ⇒ góc QDC = góc OAQ ⇒ APDQ là tứ giác nội tiếp
⇒ góc PDA = góc PQA (3)
Có góc PDA = góc EDC = góc EBC (4)
Ta có ∆ ABP = ∆ AQP (c.g.c) ⇒ góc PQA = góc PBA (5)
Từ (3), (4), (5) ⇒ góc PBA = góc EBC
Suy ra góc PBE = góc ABC = 90o ⇒ góc F’BE = 90o ⇒ F’E là đường kính của (O)
⇒ F’ ∈ OE ⇒ F’ ≡ F
Vì FBEC là tứ giác nội tiếp nên góc FCE = 180o – góc FBE = 90o
Tứ giác FBEC có góc FCE = góc FBE = góc BEC = 90o nên là hình chữ nhật.
Comments
Post a Comment