Hướng dẫn giải một số dạng bài tập Ankan của trường Tây Thạnh
a. Khi cracking hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể
tích hỗn hợp khí Y (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất); tỉ khối
hơi của Y so với hidro là 12. CTPT của X là:
A. C6H14 B. C3H8 C. C4H10 D. C5H12
Giải:
ü Từ 1 V cho ra 3 V (cùng điều kiện)=>từ
1 chất cho ra 3 chất.
Như vậy chất X phải có từ 5Cacbon trở lên loại được B,C.
ü Tỉ khối hơi của Y so với hidro là 12 =>
MY=24
=>MX= 3My =72 (C5H12
– Đáp án D)
b. Đốt cháy hoàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan,
propan bằng oxi không khí (trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích), thu được
7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở ĐKTC)
nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên
nhiên trên là
A.70 lít. B.78,4 lít. C.84,0 lít D.56,0
lít
Giải:
nhỏ nhất cần dùng – có nghĩa là vừa đủ, không dư, không thiếu.
ü để tạo 0,35 mol CO2 --> cần
dùng 0,35 mol O2
=>ta cần 7,84 lít khí O2.
ü Để tạo 0,55 mol H2O -->cần
dùng 0,275 mol O2.
=>ta cần 0,275.22,4=6,16 lít O2.
Vậy số lít Oxi ít nhất để phản ứng là: 7,84+6,16 =14 lít.
Do đó, số lít không khí nhỏ nhất cần dùng là: 14.5=70 lít.
(đáp án A)
c. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp hai hidrocacbon X và
Y (MY>MX), thu được 11,2 lít CO2 và 10,8
gam H2O. CÔng thức của X là:
A. C2H6 B.
C2H4 C. CH4 D.
C2H2.
giải:
Số mol hỗn hợp x là: 6,72:22,4=0,3 mol.
Số mol CO2 là: 11,2:22,4=0,5 mol
=>số C trung bình của hỗn hợp là 0,5:0,3=1,67
Như vậy trong hỗn hợp có 1C và 2C=>X là CH4. (đáp án
C)
Số mol nước là:10,8:18=0,6 mol.=>số mol H là 1,2
Và nếu siêng năng đi hết cuối đường thì ta sẽ có:
0,1 mol X:CH4 và 0,2 mol Y:C2H4.
d. Hidro Cacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có 2 nguyên tử Cacbon bậc 3 trong 1 phân
tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 ở cùng
điều kiện, nhiệt độ áp suất). Khi cho X tác dụng với Clo (theo tỉ lệ 1:1) số
dẫn xuất monocle tối đa sinh ra là:
A.3 B.4 C.2 D.5
Giải:
ü X chỉ
chứa liên kiết σ(liên kết đơn) nên X là ankan
ü 1V chất X -->6V khí CO2, nên
X sẽ có 6C.
ü Có 2 cacbon bậc 3 nên cấu tạo của X là
mạch đối xứng. (tự vẽ)
=> Có 2 monoclo. (đáp án C)
e. đốt cháy hoàn toàn một lượng hidrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản
phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung
dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 so với dung dịch Ba(OH)2
ban đầu. CÔng thức của phân tử X là.
A. C3H8 B.
C2H6 C. C3H4 D. C3H6
Giải:
Ta thấy CO2 và H2O được đưa vào dung dịch,
nhưng khi tạo ra BaCO3 kết tủa thì CO2 cũng ra theo. Do
đó, khối lượng vào của dung dịch là H2O.
BaCO3 được lọc ra khỏi dung dịch, nhưng khối lượng CO2
như nói ở trên thì không cần tính. Do đó, khối lượng ra của dung dịch là BaO:
29,55.153/197=22.95 g.
mgiảm=mra-mvào=22,95-mH2O
(khối lượng nước trong phản ứng cháy)
=>mH2O=22,95-19,35=3.6 gam.
=>số mol nước là: 0,2 mol. => số mol H là 0,4 mol.
Số mol BaCO3 là: 0,15 mol => số mol C là 0,15 mol.
=>0,15/0,4=3/8
Vậy chất cần tìm là C3H8. (Đáp án A).
f. đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hidrocacbon X (chất khí ở điều
kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch
Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912
gam. Công thức phân tử của X là:
A. C3H4 B. CH4 C. C2H4 D. C4H10.
Giải:
CxHy +O2 --> xCO2 +
yH2O
Phương trình số 1: 12x+y=4,64
CO2 + Ba(OH)2
-->BaCO3+Ba(HCO3)2+H2O
x…………………...0,2….…..z
phương trình 2: x=0,2+2z
=>x-2z=0,2
Lúc này ta không biện luận giải nhanh được
như câu trên.
Cacbonic và nước được hấp thụ vào, nên
khối lượng vào: xCO2 + yH2O
mvào=x.44+y.18
khối lượng ra là BaCO3 39,4
gam.
=> mgiảm=mra-mvào
<=>19,912=39,4-44x-18y
=>44x+18y=19.488 (là phương trình số 3)
Giải phương trình 3 ẩn x,y,z ta có:
x=0.348, y=0.464 z=0.074
=>x/y=3/4
Đáp án là C3H4. Câu
A.
Lưu ý: bài giải trên T trình bày khá dài
vì muốn cụ thể bài, để hiểu rỏ ý đồ người ra đề. Thật chất phương trình số 2
không cần thiết, nên có thể rút ngắn lại nếu cảm thấy không cần thiết.
g. tỉ lệ thể tích của hidrocacbon thuộc
dãy đồng đẳng của ankan và thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn
hidrocacbon đó là 1:6,5. Hidrocacbon đó là:
A. Butan B.
Pentan C. Etan D.Propan
Giải:
CnH2n+2 + (3n+1)/2O2
-->nCO2 + (n+1)H2O
1……………...6,5
=>(3n+1)/2=6,5
=>3n+1=13
=>3n=12
=>n=4
C4H10 – Butan, đáp
án A.
h. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp CH4,
C2H6, C4H10 thu được 3,3 gam CO2
và 4,5 gam H2O. giá trị của m là:
A. 1gam B.
1,4 gam C. 2gam D. 1,8 gam
Giải:
m=mC+mH=3,3.12/44+4,5.2/18=0,9+0,5=1,4.
Đáp án B.
i.đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankan
trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O.
Công thức của 2 ankan đó là:
A. CH4 và C2H6 B. C2H6 và C3H8 C. C3H8 và C4H10 D. C4H10 và C5H12
Giải:
CnH2n+2 + O2
-->nCO2 + (n+1)H2O
………………….0,55……..0,7
=>0,55(n+1)=0,7n
=>0,15n=0,55
=>n=3,67
Vậy 2 chất cần tìm là: C3H8
và C4H10
đáp án
C.
mấy bài còn lại T thấy giải tương tự, nên T dừng ở
đây.
Comments
Post a Comment