ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN HÓA TRƯỜNG HTPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Sở GD –ĐT
Tp Hồ Chí Minh ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI NĂM HỌC 2012- 2013
THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN MÔN : HÓA 12
Thời gian làm bài : 45 phút
( Đề thi có 3 trang)
Họ, tên học sinh : ……………….Lớp……….Mã số : ……….......
Lưu ý : Học sinh không được sử dụng bảng HTTH
Cho : C
= 12; N = 14; O = 16; H= 1; Cl = 35.5; Na = 23; K = 39; Ag = 108; Ca = 40
A.
PHẦN CHUNG CHO TẤT
CẢ HỌC SINH ( 25 câu, từ câu 1 đến câu 22 ) :
Câu 1 : X và Y là 2 đồng
phân có CT là C3H7NO2. X, Y thỏa sơ đồ :
X
+ NaOH ( to) → muối natri của glixin + Z
Y
+ NaOH ( to) → muối natri của axit acrylic + T + H2O
CT
của Z và T là :
A.
C2H5OH & NH3 B. CH3OH & NH3
C. C2H5OH & CH3NH2 D.
CH3OH & H2
Câu 2 : Một este đơn
chức X có dx/CO2 = 2. Cho 17.6 g X phản ứng với 300 ml
dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23.2g rắn. Công thức
cấu tạo của X là :
A.
CH3COOCH2CH3 C.
CH3CH2COOCH3
B.
HCOOCH2CH2CH3 D.
HCOOC3H7
Câu 3 : Có một số nhận
xét về cacbohidrat như sau :
(1)
Saccarozo,
tinh bột và xenlulozo đều có thể bị thủy phân.
(2)
Glucozo,
fructozo, mantozo đều tác dụng được với Cu(OH)2.
(3)
Tinh
bột và xenlulozo là đồng phân cấu tạo của nhau.
(4)
Phân
tử xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh .
(5)
Thủy
phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozo.
Trong
các nhận xét trên ,số nhận xét đúng là :
A.
5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 4 : Câu nào sau đây
không đúng ?
A.
Tốc
độ của phản ứng nhờ xúc tác enzim gần bằng tốc độ của phản ứng nhờ xúc tác hóa
học.
B.
Các
polipeptit tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất
có nàu tím.
C.
Phân
tử amino axit có 1 nhóm chức amin và 1 nhóm chức axit thì phân tử khối luôn là
số lẻ.
D.
Mổi
loại enzim chỉ xúc tác cho sụ phân cắt một số liên kết peptit nhất định.
Câu 5: Nếu RCOOH là
axit béo, thì R có nguyên tử C là :
A.
Số chẵn từ 12 đến 24 C.
Số chẵn từ 2 đến 22
B.
Số lẻ từ 1 đến 25 D. Số lẻ từ 11 đến 23
Câu 6 : Xà phòng hóa
16.17 gam hai este đơn chức cần 0.25 mol NaOH thu được 2 muối của 2 axit đồng đẳng
liên tiếp và một ancol. Tính khối lượng của ancol.
A.
32 gam B.
8 gam C. 4 gam D.
16gam
Câu 7 : Thủy phân este
C4H6O2 trong môi trường axit , thu được hỗn hợp
2 chất hữu cơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo
của este là :
A.
H- COO- CH=CH –CH3 C.
H- COO- CH2- CH=CH2
B.
CH3- COO- CH=CH2 D. H- COO-
C(CH3)=CH2
Câu 8 : Phát biểu nào
sau đây là đúng ?
A.
Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng.
B.
Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
C.
Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
D.
Các amino
axit thiên nhiên hầu hết là β – amino axit
Câu 9 : Chỉ ra phát biểu
sai trong các phát biều sau :
A.
Glucoz, fructoz, mantoz, saccaroz đều tham gia phản ứng
tráng gương.
B.
Ở to thường, glucoz, fructoz, mantoz, saccaroz đều
hòa tan Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam đặc trưng.
C.
Glucoz, fructoz, mantoz bị oxi hóa bởi Cu(OH)2cho
kết tủa đỏ gạch khi đun nóng.
D.
Glucoz và fructoz đều tác dụng với H2,
xúc tác Ni,to cho sorbitol.
Câu 10 : Thành phần % mN
trong hợp chất amin là 23.73%. Số đồng phân bậc I thỏa các dữ kiện trên là :
A.
1 B. 2 C. 2 D. 4
Câu 11 : Khối lượng của
tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tao thành 5 lít ancol etylic 46o
là ( biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riệng của rượu etylic
nguyên chất là 0.8 g/ml
A.
6 kg B.
5 kg C.
4.5 kg D. 5.4 kg
Câu 12 : Đem 16.8 hai chất
hữu cơ có CTPT là C2H7NO2(X) và C3H9NO2(Y)
tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 4.48 lít đkc chất khí có khả năng làm
quì tím ẩm hóa xanh và 15g chất rắn. tên gọi X, Y lần lượt là :
A.
Metylamoni fomat và etylamoni fomat
B.
C. Metylamoni fomat và metylamoni axetat
C.
Glyxin và alanin
D.
D. Amoni axetat và amoni propionate
Câu 13 : Đốt cháy hoàn
toàn 1 amin no, đơn chức , mạch hở. Sản phẩm cháy sau khi ngưng tụ hơi nước còn lại hỗn hợp khí có tỷ khối so với hidro
là 19.333. Amin có CT là :
A.
C3H7NH2 B. C2H5NH2 C. CH3NH2 D. C4H9NH2
Câu 14 : Một peptit (
A) khi thủy phân không hoàn toàn thu được hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit
Ala – Gly, Gly – Val và tripeptit Gly – Gly – Gly. Trình tự các α – amino axit
trong ( A ) là :
A.
Gly – Ala – Gly – Val – Gly C. Val – Gly – Gly – Gly – Ala
B.
Gly – Ala – Val – Gly – Gly D. Ala – Gly – Gly – Gly – Val
Câu 15 : Có bao nhiêu đồng
phân cấu tạo este mạch hở có CTPT C5H8O2 khi
xà phòng hóa cho muối và andehit ?
A.
2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 16 : Thủy phân hoàn
toàn 20.52 gam sete trong môi trường axit, cho sản phẩm vào dung dịch AgNO3/NH3
dư thu được 77.76 gam Ag. Công thức phân tử của este là :
A.
C2H4O2 B. C6H10O2 C. C3H6O2 D. C5H8O2
Câu 17 : Cho các chất :
saccarozo, glucozo, fructozo, etyl fomat, axit fomic và andehit axetic. Trong
các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả
năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 5 B.
4 C. 3 D. 2
Câu 18 : Số đồng phân ứng
với CT C8H8O2 ( đều chứa vòng benzene ) tác dụng
với NaOH tạo muối và ancol là :
A.
3 B. 4 C. 7 D.2
Câu 19 : Thuốc dùng xoa
bóp giảm đau có tên hóa học là metyl salixylat được điều chế từ phản ứng este
hóa giữa axit salixylic ( axit – o-hidroxibenzoic) và ancol metylic. Công thức
của thuốc xoa bóp này là :
A.p-CH3OC6H4COOCH3 C.
p-HOC6H4COOH
B.
o-HOC6H4COOH D. o-HOC6H4COOCH3
Câu 20 : Glucozo không
có tính chất nào dưới đây ?
A.
Tính chất của poli ancol C. Lên men rượu
B.
Tham gia phản ứng thủy phân D.
Tính chất của nhóm andehit
Câu 21 : Có 6 dung dịch
sau : HCl, FeCl3, H2SO4, NaHSO4, CH3COOH,
K2CO3. Số chất phản ứng được với etylamin
A.
4 B. 6 C. 5 D. 3
Câu 22 : Thủy phân hoàn
toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng , thu được chất hữu cơ X. Cho X
phản ứng với H2 ( xúc tác Ni,to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất
X, Y lần lượt là :
A.
Glucozo, fructozo C. glucozo, sobitol
B.
Glucozo, saccarozo D. glucozo, etenol
B-PHẦN RIÊNG
----- Học sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần
: Phần I hoặc phần II------
Phần I : Theo
chương trình CHUẨN ( 8 câu, từ câu 23 đến câu 30) :
Câu 23 : Thủy phân hoàn
toàn 3.42 gam saccarozo, cho toàn bộ sản phẩm sinh ra tác dụng hết với dung dịch
AgNO3/dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag thu được là :
A.
3.24gam B. 2.16gam C.
1.08gam D. 4.32gam
Câu 24 : Từ 180gam
glucozo, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic ( hiệu suất
80%). Oxi hóa 0.1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn
hợp X. để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0.2M. Hiệu suất quá
trình lên men giấm là :
A.
80% B. 10% C. 90% D. 20%
Câu 25 : Dung dịch
etylamin có thể tác dụng được với tất cả những chất trong dãy nào sau đây ?
A.
HCl, CH3COOH, FeCl3, quì tím C. H2SO4, FeCl3, C6H5OH,
NaOH
B.
H2SO4, quì tím, KOH, HCOOH D. CuSO4, H2SO4, Na2CO3
Câu 26 : Cho axit
cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được muối có công thức phân tử C3H9O2N
( sản phẩm duy nhất) . Số cặp X và Y thỏa mãn điều kiện trên là :
A.
2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 27 : Đốt cháy hoàn
toàn m gam hỗn hợp các amin bằng lượng không khí vừa đủ thu được 26.4 gam CO2;
18.9 gam H2O và 104.16 lít N2 ( đktc). Giá trị của m là :
A.
13.5 gam B. 20.25 gam C. 6.75 gam D. 27.5 gam
Câu 28 : Phát biểu nào
sau đây là đúng ?
A.
Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
B.
Saccarozo làm mất màu nuốc brom
C.
Glucozo bị khử bởi dd AgNO3/NH3
D.
Xenluloz có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 29 : Isoamyl axetat
có mủi :
A.
Chuối chin B. hoa hồng C. hoa
nhài D. táo chin
Câu 30 : Cho dãy các chất
: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m- cresol, ancol
benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dd
NaOH loãng, đun nóng là :
A.
5 B. 3 C. 6 D. 4
Phần II : Theo
chương trình NÂNG CAO ( 8 câu, từ câu 31 đến câu 38 ) :
Câu 31 : Để xà phòng hóa
hoàn toàn 0.15 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat ( A) và một este đơn chức ( B)
cần dùng 100 ml dung dịch KOH 2M đun nóng. Thành phân % về số mol của ( B)
trong hỗn hợp ( A) là :
A.
66.67% B. 75.75% C. 50.50% D.
33.33%
Câu 32 : Cho 1 amin X phản
ứng với dd H2SO4 loãng thu được muối có CT ( RNH3)2SO4.
Cho a gam X phản ứng với dd muối sắt ( II) clorua dư, không có không khí, thu
được a gam kết tủa. Vậy X là :
A.
Metylamin B. Propylamin C. Butylamin D. Etylamin
Câu 33 : Cho một
dipeptit X tạo bởi glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH
0.2M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là :
A.
4.16gam B. 5.84gam C.
6.72gam D. 3.28gam
Câu 34 : Cho các chất
sau : alanin, glyxin, natri axetat, kali phenolat, glucoz, tinh bột, axit
axetic. Ở điều kiện thường, số chất ở trạng thái rắn và tan nhiều trong nước là
:
A.
6 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 35 : Cho phương
trình hóa học của 3 phản ứng :
C6H12O6
( fructozo) → 6C + 6H2O (1)
C6H5-OH
( phenol ) + 3HNO3 ( đ) → ( O2N)3C6H2-OH
+ 3H2O (2)
CH2
= CH-COOCH3 + Br2 → BrCH2 – CHBr – COOCH3 (3)
Trong
3 phản ứng trên, thì :
A.
Chỉ có ( 1 ) và ( 3) là phản ứng oxi hóa – khử
B.
(1), (2),( 3) đều là phản ứng oxi hóa – khử
C.
Chỉ có ( 2 ) và ( 3) là phản ứng oxi hóa – khử
D.
Chỉ có ( 1 ) và ( 2) là phản ứng oxi hóa – khử
Câu 36 : Phát biểu nào
sau đây không đúng ?
A.
Khi glucoz ở dạng vòng thì tất cả các nhóm –OH đều
có thể tạo ete với CH3OH
B.
Glucoz tác dụng được với nước brom
C.
Ở dạng mạch hở, glucoz có 5 nhóm – OH kề nhau
D.
Glucoz tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng
Câu 37 : Muối A có CT C3H10O3N2.
Lấy 7.32 g A phản ứng hết với 150 ml dd KOH 0.5 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng
thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc III,
trong phần rắn chỉ là chất vô cơ. Khối lượng chất rắn là :
A.
6.06g B. 6.9g C.
11.52g D. 9.42g
Câu 38 : Cho lượng dư 7
chất riêng biệt ( metyl metacrilat, anlyl axetat, xiclopropan, glucozo, stiren,
metylamin, fructozo ) vào 7 ống nghiệm đều chứa dung dịch brom ( dung môi CCl4).
Thì số ống nghiệm bị mất màu brom là :
A.
4 B. 6 C. 5 D. 7
-------------HẾT--------------
Comments
Post a Comment