ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN HÓA KHỐI 12
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN HÓA KHỐI 12
THỜI GIAN 45 PHÚT MÃ ĐỀ 123
Câu 1 : Este ( X ) đơn chức, mạch hở có chứa 60% cacbon về khối lượng. Khi đun nóng ( X) với dung dịch NaOH thu được 1 muối và 1 andehit. Số đồng phân cấu tạo thỏa điều kiện của ( X) là :
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2 : Đốt cháy hoàn toàn 2.19g hỗn hợp 3 amin đơn chức bằng lượng không khí vừa đủ thu được 2.688 lít CO2 ( đkc ), 2.97g H2O và V ( lít) khí N2 ( đktc) . Giá trị của V là :
A. 18.144 lít B. 18.48 lít C. 18.816 lít D.0.672 lít
Câu 3 : Một amin A thuộc dãy đồng đẳng với metyl amin vó hàm lượng C trong phân tử là 65.75%. A tác dụng với HCl tạo muối dạng RNH3Cl. Số CTCT của A thỏa mãn tính chất trên là:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 8
Câu 4 : Hợp chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho 13.2g X tác dung6 vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được muối có khối lượng nhỏ hơn chất X là 0.9gam. Công thức cấu tạo của X là :
A. CH3COOCH2CH3 C. HCOOCH2CH2CH3
B. CH3CH2CH2COOH D. CH3CH2COOCH3
Câu 5 : Cho các phát biểu sau :
a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozo và fructozo
b) Trong môi trường axit glucozo và fructozo có thể chuyển hóa lẫn nhau
c) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3
d) Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit đồng phân của nhau
e) Trong dd glucozo và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam
f) glucozo và saccarozo đều tác dụng với H2 ( Ni, toC) tạo sobitol
Số phát biểu đúng là :
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6 : Cho 15.4 g chất X có công thức C2H7NO2 tác dụng với 400 ml dd NaOH a (M ) đun nóng, sau phản ứng thu được khí Y nặng hơn không khí và dung dịch Z, cô cạn Z thu được 19.6gam chất rắn khan. Giá trị của a ( M ) là :
A. 0.7 B. 1.125 C. 0.5 D. 0.875
Câu 7 : Có sơ đồ phản ứng sau : C3H7O2N ( X) + NaOH → CH3OH + (Y)
CTCT của (Y) là :
A. H2N-CH2COOCH3 C. H2N-CH2COONa
B. H2N-CH2CH2COONa D. CH3CH2COONa
Câu 8 : Thủy phân hỗn hợp gồm 0.02 mol saccarozo và 0.1 mol mantozo trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X. thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là :
A. 6.480 B. 9.504 C. 7.776 D. 8.64
Câu 9 : Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau :
A. Glucozo, mantozo, glixerol, andehit axetic
B. Lòng trắng trứng, glucozo, fructozo, glixerol
C. Saccarozo, glixerol, andehit axetic, ancol etylic
D. Glucozo, lòng trắng trứng, glixerol, ancol etylic
Câu 10 : Cho 0.1 mol axit glutamic tác dung với 120ml dung dịch HCl 1M được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 23.92 gam B. 26.12 gam C. 24.95 gam D. 19.1 gam
Câu 11 : Chất X có các đặc điểm sau : Phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X la 2:
A. Xenlulozo B. saccarozo C. glucozo D. mantozo
Câu 12 : Ta có các phản ứng sau :
X1 ( polime ) + H2O → X3 Disaccarit ( X2 ) + H2O → X4 + X3
Vậy : X1, X2, X3 lần lượt là :
A. Tinh bột, saccarozo, glucozo C. Tinh bột, glucozo, mantozo
B. Tinh bột, mantozo, glucozo D. Tinh bột, glucozo, saccarozo
Câu 13: Phát boeu63 nào sau đây là đúng ?
A. Glucozo bị khử bới dd AgNO3 trong NH3
B. Xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
D. Saccarozo làm mất màu nước brom
Câu 14 : Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H9NO2 là chất hữu cơ thơm. Biết rằng :
X + NaOH → C6H5COONa + NH3 + H2O Tên gọi của X là :
A. Axit amino benzoic C. phenyl amoni benzoate
B. Amoni benzoate D. amino benzoate
Câu 15 : Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (1), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH ( đun nóng) sinh ra ancol là :
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (5) D. (3), (4), (5)
Câu 16 : Đun nóng 20 gam một loại chất béo trung tính với dung dịch chứa 0.24 mol NaOH. Khi phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn, phải dùng 0.18 mol HCl để trung hòa NaOH dư. Vậy khối lượng glixerol và khối lượng xà phòng chứa 72% ( theo khối lượng) muối natri của axit béo sinh ra từ 1 tấn chất béo đó lần lượt là :
A. 92 kg ; 1427.78 kg C. 92 kg; 740.16 kg
B. 276 kg; 1172.22 kg D. 92 kg; 1028 kg
Câu 17 : Cho các chất sau : tinh bộ; glucozo; saccarozo; mantozo; xenlulozo; vinyl axetat; axetylen; andehit fomic. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là :
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 18 : Cho sơ đồ sau : X ↔ Y → Z ← X. Mỗi mũi tên là một PTPU. X, Y, Z có thể là :
A. CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2OH C.CH3CHO, CH3CH2OH, CH3COOH
B. CH3COOH, CH3CHO, CH3CH2OH D.CH3COONa,CH3COOH,CH3COOC2H5
Câu 19 : Lên men 375gam glucozo ( có 20% tạp chất ) thu được 287.5 ml ancol 40o ( biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0.8 g/ml ). Hiệu suất qua 1trinh2 lên men là :
A. 60% B. 40% C. 80% D. 54%
Câu 20 : Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.
B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
C. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol.
Câu 21 : Trong phản ứng amino axit X thiên nhiên có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 12.46 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 15.54gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là :
A. H2NCH2COOH C. H2NCH(CH3)COOH
B. CH3CH2CH(NH2)COOH D. H2NCH2CH2COOH
Câu 22 : Thể tích dung dịch HNO3 67.5% ( d= 1.5g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozo tạo thành 89.1 kg xenlulozo trinitrat là ( biết lượng HNO3 hao hụt là 20%)
A. 55 lít B. 81 lít C. 70 lít D. 49 lít
Câu 23 : Cho dãy các chất : phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol, alanin. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH ( trong dung dịch ) là :
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 24 : Thủy phân 0.1 mol mantozo một thời gian thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 34.56 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là :
A. 80% B. 70% C. 75% D. 60%
Câu 25 : Xếp thứ tự giảm dần tính bazo của các chất trong dãy sau :
(1) C6H5NH2; (2) C2H5-NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3
A. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6) C. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6)
B. (6) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2) D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > ( 3)
Câu 26 : Cho các cặp chất sau :
(1) Glucozo và fructozo; (2) Tinh bột và xenlulozo; (3) Mantozo và saccarozo; (4) Axitaxetic và metyl fomat; (5) Vinyl axetat và metyl metyl acrilat; (6) etylenglicol và glixerol. Số cặp chất đồng phân của nhau là :
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 27 : Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH ( tỉ lệ mol 1: 1). Lấy 5.3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5.75 gam C2H5OH ( có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được m gam hỗn hợp este ( hiệu suất các phản ứng đều bằng 80%). Giá trị của m là :
A. 10.12 B. 8.10 C. 6.48 D. 16.20
Câu 28 : Sở dĩ anilin có tính bazo yếu hơn NH3 là so yếu tố nào ?
A. Nhóm –NH2 còn một cặp electron chưa liên kết.
B. Phân tử khối của aniline lớn hơn NH3
C. Nhóm –NH2 có tác dụng đẩy electron về phía vòng benzen làm giảm mật độ e của N.
D. Gốc phenyl có ảnh hưởng làm giảm mật độelectron của N
Câu 29 : Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic ( hiệu suất của cả quá trình là 80%). Dẫn CO2 sinh ra vào dd Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 14 gam. Giá trị của m là :
A. 25.3125 B. 20.25 C. 16.2 D. 22.45
Câu 30 : Đun nóng hỗn hợp gồm glixin và alanin có thể thu được tất cả bao nhiêu hợp chất tripeptit
A. 4 B. 6 C. 8 D. 9
Comments
Post a Comment