ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 9 TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA

 SỞ GD-ĐT TP HCM                                                              ĐỀ ĐỀ NGHỊ  KIỂM TRA HỌC KỲ I

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA                           NĂM HỌC 2018 – 2019
                                                                                                                         MÔN VẬT LÝ 9
                                                                                                 
Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề
 
Câu 1: (1,5 điểm)  Phát biểu và viết công thức của định luật Ohm. Nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.

Câu 2: (2 điểm) Học sinh đọc kỹ đoạn trích dẫn sau đây từ 1 bài báo

    
       
Text Box: Figure 1 Hans Christian Oersted ( 1777- 1851 )«  Năm 1820, trong một buổi giảng bài tại trường đại học Tổng hợp Copenhagen của giáo sư người Đan Mạch Hans Christian Oersted, một sinh viên của ông chợt thấy thấy kim la bàn được đặt ở gần đó rung rinh và lệch đi một góc nhỏ. Anh liền báo cho giáo sư biết. Oersted đã hết sức ngạc nhiên về hiện tượng này, ông đã lặp đi lặp lại thí nghiệm nhiều lần. Nối các cực của một pin điện bằng một sợi dây, ông đã quan sát thấy một kim nam châm đặt gần đó chuyển động. Ngày 21/7/1820, Oersted đã tuyên bố kết quả quan sát trong báo cáo “Những thí nghiệm về tác dụng của xung đột điện tới kim nam châm” tại Copenhagen; sau đó là ở Đức, Anh và Pháp.Báo cáo của ông ngay lập tức gây xôn xao dư luận và thu hút sự chú ý của các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới, cũng như tạo ra một đề tài mới cho các nhà khoa học khác tìm tòi và nghiên cứu. ..”

Em hãy trả lời các câu hỏi sau :

a)     Thí nghiệm nói trên liên quan đến tác dụng gì của dòng điện ?

b)  Lực tác dụng lên kim nam châm trong thí nghiệm trên có tên gọi là gì ?

c)     Khoảng không gian chung quanh kim nam châm ( trong TN trên ) được gọi là gì ? Làm thế nào để nhận biết khoảng không gian này ?          

Câu 3: (2 điểm)  Học sinh đọc kỹ 1 bản báo cáo của 1 công ty kinh doanh về đèn LED khi tiến hành nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng đèn chiếu  sáng tại 1 xưởng may dưới đây

So sánh tiết kiệm điện giữa đèn LED chiếu sáng và đèn huỳnh quang

Để biết được hiệu quả kinh tế do đèn LED chiếu sáng X loại 1.2M mang lại, ta có thể thực hiện tính như sau:

Loại đèn 

Huỳnh quang X loại 1.2m

LED X loại 1.2m

Công suất tiêu thụ 1 bóng (W)

51W = 36W + 15W 
(15W: hao phí trên chấn lưu điện tử)

20W

Thời gian sử dụng 1 tháng (giờ)

260 giờ = 10 giờ/ngày x 26 ngày/tháng

260 giờ

Số bóng sử dụng trong xưởng

1000 bóng

1000 bóng

Điện năng tiêu thụ 1000 bóng/tháng (KWh)

 

 

Chi phí trung bình 1KWh điện

1 750 đồng

1 750 đồng

Tổng chi phí tiền điện 1 tháng

 

 

Chênh lệch chi phí cho 1000 bóng (tính bằng tiền và %)

 

Chi phí tiết kiệm 1 năm (12 tháng) tính bằng tiền

 

                   Em hãy

a)  tính toán và điền vào chỗ trống các số liệu cho thật đầy đủ và chính xác

b)  nêu ít nhất 2 ưu điểm của đèn LED so với đèn huỳnh quang ( có cùng kích thước )


Câu 4:  (3 điểm)

 Trên một ấm điện có ghi 220V - 1100W.

a- Nêu ý nghĩa các số ghi trên ấm điện. Có ý kiến cho rằng để tiết kiện điện thì không nên đun nấu bằng các thiết bị sử dụng điện như ấm điện, bếp điện. Em có suy nghĩ gì về  ý kiến này ?

b- Nếu sử dụng ấm ở hiệu điện thế 200V trong 10 phút  thì điện năng mà ấm điện sử dụng và số đếm của công tơ điện là bao nhiêu?

Câu 5: (1,5đ)

            Có hai thanh kim loại (hình chữ I) giống hệt nhau, một thanh đã bị nhiễm từ (nam châm) còn thanh kia thì không (sắt). Nếu không dùng một vật nào khác, có thể xác định thanh nào nhiễm từ hay không? Hãy trình bày cách làm đó.

Comments

Popular posts from this blog

The World at a Crossroads: Donald Trump’s Presidency and Its Global Impact

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC), D là điểm trên cạnh AC sao cho AD=AB. Vẽ DE vuông góc với BC( E thuộc BC). Chứng minh rằng : HA=HE.

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.