Ôn tập kiểm tra giữa kì HÓA HỌC 9

 

  1. Viết được các phản ứng của oxit, acid, base và muối. 
  2. Biết sử dụng bảng tính tan để xét điều kiện cho phản ứng xảy ra. 
  3. Vận dụng được tính chất của oxit, acid, base và muối để chọn thuốc thử nhận biết các chất. 
  4. Sử dụng và chuyển đổi được 
  5. công thức tính toán để làm bài toán tính trên phương trình hóa học.

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HÓA 9 NĂM HỌC 2018 – 2019

Câu 1: (2,5đ)

Bằng phương trình hóa học hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau về hóa tính của 2 base sau: KOH và Fe(OH)2.

Câu 2: (3,5đ)

Có những chất sau: Ca(OH)2, CaCO3, Cu, Cu(OH)2, Na2CO3, NaCl, NaOH, ZnSO4, ZnCO3, HCl, BaCl2, K2SO4, K2S, Zn, Mg. Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi phản ứng sau và cân bằng phương trình hóa học:

a/ .............................   -->(to)   CO2                 +          …

b/ …    +          H2SO4                     -->        CuSO4           +          …

c/ …    +          HNO3             -->       NaNO3           +          …

d/ …    +          NaOH            -->        Zn(OH)2         +          …

e/ …    +          FeSO4                        -->        FeCl2              +          …

f/ …     +          HCl               -->       KCl                 +          …

g/…     +          Al(NO3)3     -->        Al                    +          …

Câu 3: (1đ)

Hãy chọn 2 loại dung dịch khác nhau làm thuốc thử để nhận biết hai dung dịch đựng trong mổi lọ riêng biệt sau: dung dịch Na2CO3 và dung dịch NaNO3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết.

Câu 4: (3đ)

Nhúng một cây đinh sắt nặng 16,8 gam vào 100 ml dung dịch đồng sunfat 1M.

a/ Hãy mô tả hiện tượng khi cho cây đinh sắt vào dung dịch đồng sunfat.

b/ Sau khi phản ứng xong lấy cây đinh sắt ra rữa sạch và làm khô, hỏi cây đinh lúc đó nặng bao nhiêu gam?

c/ Tính khối lượng dung dịch acid clohidric 15% đã dùng để hòa tan hết cây đinh sắt lúc sau.

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HÓA 9 2019 – 2020

Câu 1: (3đ)

Viết phương trình hóa học hoàn thành chuồi phản ứng sau:

Al2O3 --> Al --> AlCl3 -->Al(OH)--> Al2(SO4)3 --> Al à Al(NO3)3

Câu 2: (2đ)

Chọn 2 chất điền vào chổ trống trong mỗi phương trình sau:

………. -->(to) CuO + …………….

Na2SO+ ……….. --> NaNO+ ……………

Al + …………….. -->  AlCl3 + ……………

KOH + ……………. --> Fe(OH)3 + ……………..

Câu 3: (1,5đ)

Chỉ dùng quì tím hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: KOH, MgSO4, BaCl2. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết.

Câu 4: (3,5đ)

Cho 400 ml dung dịch NaOH 2M tác dụng với 100 ml dung dịch MgSO4 1M; sau phản ứng thu được kết tủa A và dung dịch B. Lọc lấy kết tủa A đem đi nung đến khi khối lượng không đổi, ta được một chất rắn C.

a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b/ Tính khối lượng chất rắn C thu được sau khi nung kết tủa A.

c/ Tính khối lượng dung dịch HCl 10% cần đề trung hòa hết các chất trong dung dịch B.

Comments

Popular posts from this blog

The World at a Crossroads: Donald Trump’s Presidency and Its Global Impact

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC), D là điểm trên cạnh AC sao cho AD=AB. Vẽ DE vuông góc với BC( E thuộc BC). Chứng minh rằng : HA=HE.

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.