Lỗi sai hay gặp khi dự đoán phản ứng hóa học

 

Lỗi sai hay gặp khi dự đoán phản ứng hóa học

Trong kỳ thi THPT quốc gia, ở môn hóa, học sinh thường dự đoán sai các phản ứng hóa học. Để khắc phục nhầm lẫn này, các em cần lưu ý những điều sau:

Thứ nhất, ở phản ứng Fe(NO3)2 + HCl hoặc H2SO4

·         Lỗi sai thường gặp là cho rằng phản ứng không xảy ra.

·         Lý do dễ sai: chỉ dự đoán theo hướng phản ứng trao đổi (và hướng này sẽ không xảy ra nếu không tạo kết tủa, khí hoặc điện li yếu).

·         Thực tế phản ứng có xảy ra kiểu oxi hóa - khử:

3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O.

Ở phản ứng Fe(NO3)2 + AgNO3:

·         lỗi sai thường gặp là cho rằng phản ứng không xảy ra.

·         Lý do dễ sai: vì thấy các gốc axit giống nhau (NO3-) nên cho rằng không có gì để trao đổi.

·         Thực tế phản ứng có xảy ra kiểu oxi hóa - khử:

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.

Ở phản ứng Fe2O3 + HNO3:

·         lỗi sai thường gặp là cho rằng phản ứng không xảy ra.

·         Lý do dễ sai: chỉ nghĩ đến phản ứng oxi hóa khử.

·         Thực tế  HNO3 ngoài tính oxi hóa mạnh còn có tính axit nên xảy ra phản ứng kiểu trao đổi:

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O.

Thứ hai, đun Cu với KNO3:

·         lỗi sai thường gặp là cho rằng phản ứng không xảy ra.

·         Lý do dễ sai: Cu có tính khử yếu hơn K nên Cu không đẩy được K ra.

·         Thực tế  2KNO3 à2KNO2 + O2 sau đó   2Cu + O2  à2CuO.

Thứ ba, NaHCO3 + KOH:

·         lỗi sai thường gặp là cho rằng phản ứng không xảy ra.

·         Lý do dễ sai: theo tư duy trao đổi thông thường thì sản phẩm là NaOH và KHCO3 đều không phải kết tủa, khí hay điện li yếu.

·         Thực tế HCO3- chắc chắn có phản ứng với OH- và chuyển hóa thành CO32- nên:

 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + H2O.

Thứ tư, BaCl2 + NaHSO4:

·         lỗi sai thường gặp là cho rằng phản ứng không xảy ra.

·         Lý do dễ sai: theo tư duy trao đổi thông thường thì sản phẩm là NaCl và Ba(HSO4)2 đều không phải kết tủa, khí hay điện li yếu.

·         Thực tế HSO4- điện li mạnh thành H+ và SO42- nên:

BaCl2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2HCl.

Phản ứng BaCl2 + NaHCO3:

·         lỗi sai thường gặp là cho rằng phản ứng có xảy ra.

·         Lý do dễ sai: vì thấy tương tự phản ứng BaCl2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2HCl.

·         Thực tế HCO3- chỉ điện li rất yếu thành H+ và CO32- nên không đủ để tạo kết tủa BaCO3.

Do vậy phản ứng giữa BaCl2 và NaHCO3 không xảy ra.

Thứ năm, phản ứng AgNO3/ Ca(NO3)2/ Ba(NO3)2 + H3PO4:

·         lỗi sai thường gặp là cho rằng phản ứng có xảy ra.

·         Lý do dễ sai: vì thấy có sinh ra kết tủa Ag3PO4, Ca3(PO4)2, Ba3(PO4)2.

·         Thực tế các kết tủa Ag3PO4, Ca3(PO4)2, Ba3(PO4)2 bị tan trong HNO3 mới tạo thành nên phản ứng giữa AgNO3 / Ca(NO3)2 / Ba(NO3)2 với H3PO4 không xảy ra.

Thứ sáu, phản ứng PbS/ Ag2S/ CuS + HNO3:

·         lỗi sai thường gặp là cho rằng phản ứng có xảy ra.

·         Lí do dễ sai: vì đã quen quy tắc kinh nghiệm “axit mạnh hơn đẩy axit yếu hơn ra khỏi muối” từ THCS.

·         Thực tế không xảy ra vì các kết tủa PbS/ Ag2S/ CuS không tan kể cả trong axit mạnh.

Thứ bảy, phản ứng BaCO3, CaCO3, Ag3PO4, Ba3(PO4)2, FeS…+ HNO3/ HCl/ H2SO4:

·         lỗi sai thường gặp là cho rằng phản ứng không xảy ra.

·         Lý do dễ sai: vì thấy các chất ban đầu cũng kết tủa.

·         Thực tế có xảy ra vì BaCO3, CaCO3, Ag3PO4, Ba3(PO4)2, FeS tuy kết tủa trong nước nhưng tan trong axit mạnh.

Do đó, kinh nghiệm các em cần nhớ để tránh sai sót là một chất có thể có nhiều tính chất khác nhau, ví dụ: HNO3 có tính oxi hóa mạnh nhưng cũng là một axit mạnh. Cần dự đoán phản ứng theo nhiều hướng khác nhau (pư trao đổi hoặc pư oxi hóa - khử). Chú ý đến các phản ứng đặc biệt (nhiệt phân KNO3 ra O2 trong ví dụ trên chẳng hạn). Nhớ đặc điểm điện li khác biệt nhau của HCO3- và HSO­4-. Có khả năng tạo kết tủa vẫn chưa thể bảo đảm cho phản ứng trao đổi xảy ra, cần xem kết tủa đó có tồn tại được với chất sinh ra cùng nó không.

Chú ý phản ứng đặc biệt của các ion như HCO3-: HCO3- chắc chắn có phản ứng với OH- khi tác dụng với kiềm để sinh ra CO32-. Các quy tắc kinh nghiệm không phải luôn đúng mà có thể có ngoại lệ, do vậy khi áp dụng thì phải luôn cảnh giác các trường hợp này.

 

Comments

Popular posts from this blog

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.

NBC Washington Correspondent Yamiche Alcindor and former U.S. Attorney Barbara McQuade join Andrea Mitchell to discuss key challenges facing the January 6 Committee ahead of their primetime hearings this week: getting a "distracted nation" to pay attention and understand what's at stake. “I think the biggest challenge for lawmakers here, as they talk about these sort of huge ideas of American democracy and sort of the experiment that we're all living in, benefiting from, possibly being brought to his knees, is whether or not they can make people care,” says Alcindor. “The American public has been groomed to expect high value quick entertainment,” says McQuade. "I think putting together a polished show can be very important."

Cuomo, Lemon discuss Trump's comments on race