ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LÝ 6

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LÝ 6

Câu 1:

      a. Hãy cho biết đơn vị đo độ dài chính thức của nước ta và các ước số, bội số thông dụng của đơn vị này?

         - Đơn vị đo độ dài chính thức của nước ta là mét (m).

         - Các ước số, bội số thông dụng của đơn vị mét: dm, cm, mm, km.

km

m

dm

cm

mm

1km = 1.000m

1m = 10dm

1m = 100cm

1m = 1.000mm

1dm = 10cm

1dm = 100mm

1cm = 10mm

 

      b. Dụng cụ đo độ dài là gì? Nêu 3 vd.

         - Dụng cụ đo độ dài là: thước.

         - VD: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, …

      c. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước là gì?

         - Giới hạn đo (GHĐ): là độ dài lớn nhất được ghi trên thước.

         - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

      d. Hãy nêu những công việc cơ bản cần làm khi đo độ dài của vật bằng thước.

      - 5 bước đo độ dài:

         + Ước lượng độ dài cần đo.

         + Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

         + Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

         + Đọc giá trị độ dài của vật theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của vật.

         + Ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo ĐCNN của thước.

Câu 2:

      a. Hãy cho biết đơn vị đo thể tích chính thức của nước ta.

         - Đơn vị đo thể tích chính thức của nước ta là: mét khối (m3) và lít (L hoặc l).

m3

dm3  = lít

cm= ml = cc

mm3

1m3 = 1.000dm3

1dm3= 1.000cm3

1cm3 = 1.000mm3

 

      b. Dụng cụ đo thể tích là gì?

         - Dụng cụ đo thể tích gồm: ca đong, bình chia độ, chai, lọ, … có ghi dung tích.

      c. Hãy nêu những công việc cơ bản cần làm khi đo thế tích của chất lỏng bằng bình chia độ.

      - 5 bước đo thể tích chất lỏng:

         + Ước lượng thể tích cần đo.

         + Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

         + Rót chất lỏng vào bình.

         + Đặt bình chia độ thẳng đứng. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình, đọc giá trị thể tích của chất lỏng theo vạch chia trên bình gần nhất với mực chất lỏng.

         + Ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo ĐCNN của bình.

Câu 3:

      a. Nêu cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước dùng bình chia độ.

         - Khi vật rắn bỏ lọt được vào bình chia độ, ta nhúng chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình. Thế tích của vật bằng thể tích phần chất lỏng dâng lên trong bình.

      b. Nêu cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước có dùng bình tràn.

         - Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ, ta dùng một bình tràn đang chứa đầy một chất lỏng và nhúng chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của vật bằng thể tích phần chất lỏng tràn ra khỏi bình vào một bình chứa.

Câu 4:

      a. Khối lượng của một vật là gì?

         - Khối lượng của một vật tạo cho biết lượng chất chứa trong vật, thường được kí hiệu là m.

      b. Dụng cụ đo khối lượng là gì?

         - Dụng cụ dùng để đo khối lượng là cân.

      c. Hãy cho biết đơn vị đo khối lượng chính thức của nước ta.

         - Đơn vị đo khối lượng chính thức của nước ta là: kilogam (kg).

tấn (t)

tạ

kg

hg = lạng

g

1t = 10 tạ

1t = 1.000kg

1 tạ = 100kg

1kg = 10hg

1kg = 1.000g

1hg = 100g

 

      d. Hãy nêu những công việc cơ bản cần làm khi đo khối lượng của một vật bằng cân Roberval.

         - Đầu tiên, điểu chỉnh để đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chia độ.

         - Đặt vật cần đo khối lượng lên một đĩa cân.

         - Chọn một số quả cân đặt lên đĩa cân bên kia sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chia độ.

         - Khối lượng vật cần đo bằng tổng khối lượng các quả cân trên đĩa cân.

Câu 5:

      a. Hãy cho biết trong vật lý, tác dụng đẩy hay kéo của một vật này lên vật kia được gọi là gì? Thường được kí hiệu là gì?

         - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là: lực.

         - Kí hiệu một lực là: F.

      b. Có nhận xét gì về phương và chiều của một lực.

         - Mỗi lực có một phương và chiều xác định.

      c. Thế nào là hai lực cân bằng? Hai lực cân bằng cùng tác dụng lên một vật đang đứng yên thì vật sẽ như thế nào?

         - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật trên cùng một đường thẳng.

         - Một vật đúng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật vẫn đứng yên.

Câu 6:

      Nêu những kết quả tác dụng của một lực lên một vật?

         - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. Hai kết qua này có thể cùng xảy ra.

Câu 7:

      a. Thế nào là trọng lực, trọng lượng?

         - Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực hút của Trái Đất gọi là trong lực.

         - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó.

      b. Trọng lực có phương, chiều như thế nào?

         - Trọng lực tác dụng dụng lên một vật có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

      c. Đơn vị đo độ lớn của lực chính thức của nước ta hiện nay là gì?

         - Trong hệ thống đơn vị đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo độ lớn của lực là Niutơn (N).


 
      d. Hãy cho biết hệ thức gần đúng giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật. Nêu tên gọi và đơn vị của từng đại lượng trong hệ thức.

P=10.m

P : trọng lượng. (N)

m: khối lượng. (kg)

 


Câu 8:

      a. Khi nào có sự xuất hiện của lực đàn hồi?

         - Khi một vật bị biến dạng đàn hồi, nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên vật làm nó biến dạng.

      b. Khi nào có sự xuất hiện của lực đàn hồi của lò xo, lực đàn hồi này tác dụng lên những vật nào?

         - Đối với lò xo, khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.

      c. Lực đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào độ biến dạng của nó như thế nào?

         - Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn

Câu 9: Dụng cụ dùng để đo lực gọi là gì?

         - Lực kế là dụng ụ dùng để đo lực.

      b. Hãy nêu những bộ phận cơ bản cấu tạo nên một lực kế lò xo.

         - Một lực kế lò xo gồm có:

               + Vỏ lực kế gắn với một bảng chia độ.

               + Một lò xo có một đầu gắn với vỏ lực kế, đầu kia gắn với một cái móc và một kim chỉ thị.

               + Kim chỉ thị di chuyển được trên bagr chia độ.

      c. Nêu các bước sử dụng một lực kế lò xo để đo lực.

         - Điều chỉnh số 0: điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0.

         - Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lực kế lò xo.

         - Cầm vỏ lực kế sao ho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

         - Đọc và ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo độ chia nhỏ nhất của lực kế.

Câu 10: a. Thế nào là khối lượng riêng? Hãy nêu đơn vị của khối lượng riêng và công thức liên hệ khối lượng riêng với khối lượng và thể tích của vật.

     - Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.


     
- Công thức: D=m/V

m : khối lượng. (kg)

V : thể tích. (m3)

D : khối lượng riêng. (kg/m3)

 

     c. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 (kg/m3) có nghĩa là gì?

       - Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 (kg/m3) có nghĩa là: 1 m3 .......... có khối lượng là ............. .

      d. Thế nào là trọng lượng riêng? Hãy nêu đơn vị của trọng lượng riêng và công thức liên hệ trọng lượng riêng với trọng lượng và thể tích của vật.

     - Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

P : trọng lượng. (N)

V : thể tích. (m3)

d : trọng lượng riêng. (N/m3)

 

       - Công thức
     d=P/V

 

    

 


e. Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: d=10.D
 d : trọng lượng riêng (N/m3)

D: khối lượng riêng. (kg/m3)

 

ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KỲ 1

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: VẬT LÝ - KHỐI: 6

 

ĐỀ 1

Câu 1: (1,0 điểm) Đổi đơn vị:

a)      2,625 dm3 = ……. cc                                      c) 9,081 m = ……… mm

b)      790 g = ………lạng                                        d) 14,9 tạ =……. kg

Câu 2: (1,5 điểm) Dùng tay giương ná bắn hòn đá đi. Hòn đá bay được một đoạn, rồi rơi

xuống đất. Lực kéo của tay gây ra kết quả gì lên dây ná? Lực đẩy của dây ná đã gây ra kết quả gì lên hòn đá? Lực này có tỉ lệ thuận với độ biến dạng đàn hồi của dây ná không?

Câu 3: (2,5 điểm)

          a) Thế nào là hai lực cân bằng?

          b) Một quả cầu có khối lượng 350 g được treo vào một lò xo.

   - Tính trọng lượng của quả cầu trên.

   - Khi quả cầu đứng yên, có những lực nào tác dụng lên quả cầu?

Câu 4: (2,5 điểm)

  1. Quan sát hình H.1 và H.2, em hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước.
  2. Dùng hai thước này để đo độ dài của cùng một vật. Hãy ghi lại kết quả đo. Theo em thì thước nào đo chính xác hơn?



Câu 5: (2,5 điểm) Bạn Bình có một quả cầu đặc làm bằng kim loại và muốn kiểm tra xem quả cầu này làm bằng kim loại gì. Bạn ấy lấy một bình chia độ đổ nước đến vạch 125 cm3 nước, sau đó lấy một quả cầu đặc nặng 625 g nhúng chìm hoàn toàn vào bình chia độ. Kết quả mực nước trong bình dâng lên thể tích 197 cm3. Cho bảng khối lượng riêng dưới đây.

                                                                            

 

ĐỀ 2

 

Câu 1: (2 đ)   

        Thế nào là hai lực cân bằng, đơn vị của lực? Cho hai ví dụ về hai lực cân bằng.

Câu 2: (2 đ)

a.       Trọng lực là gì? Nêu phương chiều của trọng lực.

b.      Một quả banh nằm yên trên sân cỏ, hỏi có những lực nào tác dụng lên quả banh? Hãy cho biết phương chiều của các lực này.

Câu 3: (2 đ)    

            Khi móc một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên của lò xo được treo vào một giá cố định) thì chiều dài của nó là 40cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu? Biết độ biến dạng của lò xo là 5cm.

 

Câu 4: (2 điểm)

            Một vật có khối lượng 250kg và thể tích 100 dm3.

a.       Tính khối lượng riêng của vật ra kg/m3.

b.      Tính trọng lượng riêng của vật.

Câu 5: (2 điểm)

            Một bình chia độ đang chứa nước tới vạch 40 cm3. Thả vào bình một thỏi kim loại thì nước trong bình dâng lên đến vạch 55 cm3.

a.       Tính thể tích của vật.

b.      Tính khối lượng vật.

Biết vật làm bằng đồng có khối lượng riêng là 8900 kg/m3.


 

ĐỀ 3

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Trình bày cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ?

b) Một bình tràn chỉ có thể chứa tối đa 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3. Thả chìm một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy 30 cm3 nước tràn ra. Tính thể tích vật rắn.

       Câu 2: (2,0 điểm) ) Dùng tay giương ná bắn hòn đá đi. Hòn đá bay được một đoạn , rồi rơi

xuống đất.                                                                                                          

a)     Lực kéo của tay gây ra kết quả gì lên dây ná? Lực đẩy của dây ná đã gây ra kết quả gì lên hòn đá? Lực này có tỉ lệ thuận với độ biến dạng đàn hồi của dây ná không?

b)     Lực nào làm hòn đá rơi ? Lực đó có phương và chiều như thế nào?

Câu 3: (2,0 điểm) Em hãy cho biết câu nào dưới đây là SAI?  Em hãy sửa lại các câu sai đó thành đúng.

a) Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.

b) Quả cầu treo trên sợi dây không chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

c) Đơn vị của trọng lượng là Newton. Kí hiệu  của trọng lượng là N.

d) Trọng lượng là lực hút của trái đất tác dụng lên mọi vật.

e) Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 nghĩa là cứ 1kg sắt có thể tích là 7800 m3

f) Trên bao đường trắng có ghi khối lượng tịnh 250g nghĩa là khối lượng của đường trong bao là 250g.

Câu 4: (2,0 điểm) Một bình chia độ đang đựng 150cm3 nước, thả vào bình một viên đá thì thấy nước dâng đến vạch 180 cm3.

a) Thể tích của viên đá này là bao nhiêu cm3? (Viên đá không bị rỗng bên trong)

 

b) Tính khối lượng và trọng lượng của viên đá, biết khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3.

Câu 5: (2,0 điểm)

Một lò xo có chiều dài tự  nhiên là 10cm. Treo lò xo thẳng đứng rồi gắn vào đầu dưới của lò xo một quả cân 50 g  thì chiều dài của lò xo là 12,5 cm.

a.      Tính độ biến dạng của lò xo khi treo quả cân 50 g.

b.      Nếu móc thêm một quả cân 50g nữa thì chiều dài của lò xo lúc này là bao nhiêu?

                                             ---- HẾT ----

ĐỀ 4

Câu 1. ( 1đ )

Em hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo: Độ dài, thể tích chất lỏng, lực, và khối lượng?

Câu 2. (2,5đ )

Trọng lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng ?

Một quả nặng được treo vào một lò xo và đứng yên. Em hãy cho biết tên hai lực cân bằng tác dụng vào quả nặng và nêu rõ phương, chiều của 2 lực đó (không vẽ hình)

Câu 3.(2,5đ) 


40

60


20

40

60


   

a/   a.Em hãy xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất

của bình chia độ bên.

b/ Kết hợp hình a và hình b em hãy xác định

 thể tích của vật rắn.H.a   H.b                    

Câu 4. (1đ)

Một vòi nước ở nhà em đã bị hỏng,dù đóng chặt nước vẫn liên tục bị nhỏ giọt. Em hãy tìm cách xác định nếu cứ để nhỏ giọt như thế thì 1 tháng lượng nước thất thoát là bao nhiêu?

 

Câu 5. (3đ)

Một quả nặng có khối lượng là 0,27kg và có thể tích là 0,0001m3.

a/ Tính khối lượng riêng của chất làm nên vật? Cho biết vật làm bằng chất gì?

b/ Tính trọng lượng riêng của vật?

c/ Nếu treo quả nặng này vào lực kế thì lực kế này sẽ chỉ giá trị bao nhiêu?

( Dsắt= 7800kg/m3, D đá= 2600kg/m3, Dnhôm= 2700kg/m3)

ĐỀ 5

Câu 1: (2điểm)

a)     Trình bày cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước khi không bỏ lọt vào bình chia độ ?

b)     Bạn An có một bình chia độ có giới hạn đo 400ml, độ chia nhỏ nhất của bình là 50ml đã bị mờ từ vạch số 0 đến vạch 200ml. Bạn An muốn lấy ra được 150ml nước từ cái bình trên. Em hãy chỉ ra cách để giúp bạn An trong trường hợp này?

Câu 2:  (2 điểm)

a)     Khối lượng của một vật cho biết gì?

b)     Khi đi siêu thị mua đồ, bạn Bình nhìn thấy trên bao bì các loại bánh kẹo hay đường, sữa thường ghi dòng chữ “ khối lượng tịnh”. Bình không hiểu khối lượng tịnh có nghĩa là gì? Bằng những kiến thức đã học em hãy giúp giải đáp thắc mắc trên cho Bình.

Câu 3: (2,5điểm)

a)     Một quả cân có khối lượng 2kg được buộc vào đầu một sợi dây. Khi quả cân đứng yên quả cân chịu tác dụng của những lực nào? Em có nhận xét gì về hai lực này? Hãy tính độ lớn của các lực đó?

b)     Khi cắt sợi dây đi thì quả cân không còn đứng yên mà sẽ chuyển động rơi xuống đất. Em hãy giải thích tại sao?

Câu 4: (2,5 điểm): Một học sinh thực hiện một bài thực hành xác định khối lượng riêng của đá gồm các bước sau:

Bước 1:

·         Đặt một vài hòn đá lên đĩa cân bên trái.

·         Đặt lên đĩa cân bên phải 1 quả cân 100g, 2 quả cân 20g, 1 quả cân 10g thì thấy đòn cân nằm cân bằng.

Bước 2:

·         Đổ nước vào bình chia độ cho đến vạch 60cm3.

·         Thả các hòn đá đã cân vào nước trong bình chia độ thì thấy nước dâng đến vạch 100cm3. Biết rằng các hòn đá là không thấm nước.

a) Em hãy cho biết loại cân được bạn học sinh sử dụng trong bài thực hành trên có tên gọi là gì?

b) Tính khối lượng m của các hòn đá.

c) Tính thể tích V của các hòn đá.

d) Tính khối lượng riêng D của đá ra đơn vị kg/m3

 

Câu 5:( 1,0 điểm) : Tại sao người B đứng trên mặt đất ở nửa mặt cầu bên kia trái đất so với người A lại không bị rơi ra khỏi trái đất?

Comments

Popular posts from this blog

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.

NBC Washington Correspondent Yamiche Alcindor and former U.S. Attorney Barbara McQuade join Andrea Mitchell to discuss key challenges facing the January 6 Committee ahead of their primetime hearings this week: getting a "distracted nation" to pay attention and understand what's at stake. “I think the biggest challenge for lawmakers here, as they talk about these sort of huge ideas of American democracy and sort of the experiment that we're all living in, benefiting from, possibly being brought to his knees, is whether or not they can make people care,” says Alcindor. “The American public has been groomed to expect high value quick entertainment,” says McQuade. "I think putting together a polished show can be very important."

Cuomo, Lemon discuss Trump's comments on race