Đề cương ôn tập Kiểm tra Môn Lịch Sử giữa kì Khối 9 Học kì I NH 2020 - 2021
CÂU 1/ Hãy cho biết đặc điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của TK XX ?
- Đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, công nhận quyền bầu cử và quyền tự do dân chủ của người da đen
- Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ, hệ thống thuộc địa của các đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.
CÂU 2/ Dựa vào sự phát triển của kinh tế Châu Á sau 1945, em hãy chứng minh nhận định “ Thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á”
Châu Á hiện đang đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapor, Thái Lan, Malaixia… và gần đây là Ấn Độ, Trung Quốc.
*Ấn Độ: là đất nước lớn thứ 2 ở Châu Á, Ấn Độ đã có những kế hoạch dài hạn để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, phát triển sản xuất hàng dệt, thép, máy móc, xe hơi, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, vũ trụ.
* Trung Quốc: Từ 1978 Trung Quốc lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, từ đó nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ cao nhất thế giới (GDP tăng 9,6%) đứng thứ 7 thế giới, có 145.000 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc . Đạt được nhiều thành tựu trong chính trị, xã hội, đối ngoại, phát triển khoa học- kĩ thuật.
Qua đó, chúng ta thấy Châu Á hiện đang là khu vực năng động có nền kinh tế phát triển cao, đúng như nhận định “Thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á”
CÂU 3/ Hãy thuật lại hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN ? Giaỉ thích tại sao nói : “Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976) đã cải thiện mối quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khối ASEAN”?
Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN : sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực, để cùng hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc từ bên ngoài đối với Đông Nam Á. Ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok Thái Lan, tổ chức ASEAN được thành lập với sự tham gia của 5 nước: Thái Lan, Singapor, Philippin, Malaixia, Inđônêxia.
*Hiệp ước Thân thiện và hợp tác được kí kết vào tháng 2 năm 1976 tại Bali (Inđônêxia ) xác định nguyên tắc hoạt động : Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Giaỉ quyết những tranh chấp bằng hòa bình. Hợp tác và phát triển có hiệu quả.
Sau sự kiện này, các nước ASEAN đã có sự cải thiện tốt hơn trong mối quan hệ ngoại giao, và đến đầu những năm 90 của TK XX thì các nước đã có sự hội nhập hợp tác trong phát triển kinh tế và đối thoại thân thiện.
CÂU 4/ Giảỉ thích vì sao nói “ Cu Ba là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Mĩ La tinh” ? Em đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa 2 nước Việt Nam và Cu Ba ?
Cu Ba được xem là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Mĩ La tinh, là hòn đảo anh hùng của “ Đại lục núi lửa” vì :
- Dưới sự lãnh đạo của Phidel Castro, nhân dân Cu Ba đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta vào ngày 1/1/1959
- 1961 nhân dân Cu Ba đã đánh bại 1.300 tên lính đánh thuê Mĩ đổ bộ lên bãi biển Hiron, sau đó Cu Ba tiến lên CNXH
- Dù ở rất gần nước Mĩ, bị Mĩ bao vây cấm vận nhưng Cu Ba vẫn giành được những thắng lợi to lớn trong nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, y tế .
- Thắng lợi của Cu Ba có ý nghĩa to lớn: vì đã chấm dứt ách thống trị của thực dân và đem lại độc lập dân tộc. Cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Mĩ La tinh .
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba: Rất thân thiết, chân tình.
Cu Ba hiến máu nhân đạo, giúp Việt Nam xây dựng bệnh viện ở Quảng Bình, Thành phố Vinh. Phidel Castro vào tận chiến trường Quảng Trị để động viên nhân dân ta chống Mĩ, tháng 9 năm 2020 Cu Ba cử bác sĩ đến Đà nẵng, giúp Việt Nam chống dịch Covid 19.
Việt Nam giúp Cu Ba: lương thực, máy tính. Quyên góp ủng hộ Cu Ba khi nước bạn bị thiên tai .
CÂU 5/ Hãy kể những hoạt động cho thấy Việt nam đã có sự hợp tác về kinh tế, văn hóa với các nước ASEAN ?
-Việt Nam đã tham gia vào khu vực mậu dịch tự do (AFTA ), Diễn đàn khu vực(ARF), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
- Tham gia các hoạt động trao đổi văn hóa, thể dục thể thao, SEAGAME.
CÂU 6/ So sánh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Châu Á, Châu Phi và Châu Mĩ Latinh sau năm 1945 ?
| Châu Á | Châu Phi | Châu Mĩ Latinh |
Hình thức đấu tranh | Khởi nghĩa vũ trang | Khởi nghĩa chính trị hợp pháp và thương lượng | Đấu tranh dưới nhiều hình thức phong phú
|
Mục đích | Chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc | Chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ | Chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới |
Kết quả | Một số nước đã giành được độc lập, kinh tế phát triển (Ấn độ,Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixia). | Nhiều nước giành độc lập, hệ thống thuộc địa của đế quốc bị tan rã. | Lật đổ chính quyền độc tài, thành lập chính phủ dân tộc dân chủ.
|
Comments
Post a Comment