Đề cương Ôn tập môn Lịch Sử khối 8 giữa kì HK I NH 2020 - 2021

 Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

Những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Sau 1870 Anh mất dần vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp và tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức)

- Anh vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa

- Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

* Lê-nin gọi CNĐQ Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì:

- Chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền Anh là đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Giai cấp tư sản Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa lớn nhất với diện tích 33 triệu km2, gấp 50 lần diện tích nước Anh.

Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là: “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”?

Những nét chính về tình hình kinh tế nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Kinh tế Đức phát triển mạnh, đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai thế giới sau Mĩ về sản xuất công nghiệp. Sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh.

Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất và tư bản đã diễn ra ở Đức xuất hiện các công ty độc quyền chi phối đời sống kinh tế.

Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là: “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến” vì:

+ Nước Đức chuyển sang CNĐQ khi phần lớn đất đai là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh và Pháp. Giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới

Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc Cách mạng Nga (1905 – 1907)?

Kết quả: Cách mạng Nga 1905 – 1907 ở Nga không thành công.

Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng nó làm lung lay chính phủ Nga hoàng.

- Giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và bọn tư sản.

- Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hôi chủ nghĩa.

- Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 – 1907 cổ vũ mạnh mẽ phong trào gải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

Nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX? Những tiến bộ này có tác động đến đời sống của con người như thế nào?

Thành tựu:

  • Công nghiệp: Máy móc được sử dụng đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước Âu – Mĩ, kĩ thuật luyện kim được cải tiến, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. Nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng: than đá, dầu mỏ, …
  • Giao thông vận tải và liên lạc: Tiến bộ nhanh chóng, phát minh ra tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nướcđầu máy xe lửa, máy điện tín...
  • Nông nghiệp: kĩ thuật và phương pháp canh tác có nhiều tiến bộ, sử dụng phân hóa học, máy móc được sử dụng nhiều: máy cày, máy gặt đập...
  • Quân sự: Sản xuất nhiều loại vũ khí mới: đại bác, ngư lôi, chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt, súng trường bắn nhanh xa, khí cầu dùng để trinh sát trận địa... (0.5)

Tác động đến cuộc sống con người: máy móc được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế nhằm thay thế dần sức lao động chân tay của con người, làm cho năng xuất lao động tăng cao, nâng cao dần đời sống của con người.

Tuy nhiên: Những phát minh về kĩ thuật quân sự với nhiều vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại lại phục vụ cho âm mưu chiến tranh của các nước đế quốc lớn, phá hủy cuộc sống  và môi trường thế giới.

Trình bày  những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc? Giải thích tại sao: cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị  xâm lược?

* Quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

 1840-1842 chiến tranh thuốc phiện của Anh mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

 Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc chia nhau xâu xé Trung Quốc:

 + Đức chiếm tỉnh Sơn Đông

 + Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử  

 + Pháp chiếmthôn tính vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây   

+ Nga, Nhật chiếm Đông Bắc Trung Quốc.

*Cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị xâm lược vì:

 Trung Quốc:

 + Rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên là mục tiêu mà các nước đế quốc nhòm ngó

 + Chế độ phong kiến đang trong tình trạng mục nát, kém phát triển.

 + Trước nguy cơ xâm lược, triều đình Mãn Thanh tỏ ra bất lực, yếu hèn, không gắn kết chặt chẽ với dân chống giặc, không có biện pháp làm cho đất nước giàu mạnh.

 Nhật Bản:

 + Chế độ phong kiến cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và đang bị các nước phương Tây đe dọa

 + 1868 Thiên hoàng Minh Trị cải cách mạnh mẽ, toàn diện làm cho nhật Bản phát triển nhanh chóng trên con đường TBCN, lần lượt đánh thắng Trung Quốc (1894-1895), Nga (1904-1905) nâng cao uy thế của Nhật trên trường quốc tế.

Trình bày quá trình xâm lược của chủ nhĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á?

Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, phương Tây xâm lược:

+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện, Singapore, Bruney

+ Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

+ Tây ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin.

+ Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a, chỉ có Xiêm là nước độc lập.

 Trình bày nội dung cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868?

- Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

+ Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng,đường sá, cầu cống…

+ Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.

+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

Tại sao cuộc Duy tân Minh Trị được coi là một cuộc cách mạng tư sản?

- Chính quyền phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa và đại tư sản.

- Chính sách kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, quân sự mang tính tư sản.

Comments

Popular posts from this blog

The World at a Crossroads: Donald Trump’s Presidency and Its Global Impact

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC), D là điểm trên cạnh AC sao cho AD=AB. Vẽ DE vuông góc với BC( E thuộc BC). Chứng minh rằng : HA=HE.

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.