HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKI MÔN SINH HỌC 9

 

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKI

MÔN SINH HỌC 9

NĂM HỌC: 2019 - 2020

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

 

Câu 1:Vai trò của NST đối với sự di truyền tính trạng.

-          NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN,

-          Những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra những biến đổi về các tính trạng di truyền.

-          NST có khả năng tự nhân đôi nhờ sự tự sao của AND, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

 Câu 2 :Phân biệt những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân.

 

  

Các kì

Nguyên phân

Giảm phân 1

 

 

Kỳ đầu

Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, tâm động đính vào sợi tơ của thoi phân bào

Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn.

Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp, bắt chéo và trao đổi đoạn.

 

 

Kỳ giữa

Các NST kép đóng xoắn cực đại, tập trung một hàng trước mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Các NST kép trong cặp tương đồng tập trung hai hàng trước mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

 

 

Kỳ sau

 

2crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.

 

Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.

 

 

Kỳ cuối

Các NST đơn duỗi xoắn, dài ra thành sợi mảnh rồi thành nhiễm sắc chất.

Các NST kép nằm gọn trong  nhân của 2tế bào con mới tạo thành là bộ đơn bội kép (n NST kép) khác nhau về nguồn gốc.

 

Câu 3 : Di truyền liên kết là gì ? So sánh kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen cùng nằm trên 1 NST, cùng phân ly trong quá trình phân bào.

Di truyền độc lập

Di truyền liên kết

TLKG và TLKH đều là 1 :1 :1 :1

Xuất hiện các biến dị tổ hợp

TLKG và TLKH đều là 1 :1 

Không xuất hiện biến dị tổ hợp ( hoặc có rất ít)

Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa.

Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng, giúp chọn được những tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau trong chọn giống.

 

 

Câu 4 : Phân biệt ADN và ARN.

 

 

ADN

ARN

 

 

 

 

 

CẤU TRÚC

 

- ADN cấu tạo gồm các nguyên tố C,H,O,N,P.

- Là đại phân tử

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là nuclêôtit.

- Có 4 loại nu : A,T,G,X.

- ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải

- Các Nu trên 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung :  A liên kết với T, G liên kết với X, và ngược lại

 

 

- ARN cấu tạo từ các nguyên tố : C,H,O,N,P.

- Là đại phân tử nhưng nhỏ hơn ADN.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là ribônuclêôtit.

- Có 4 loại ribonu: A,U,G,X

- mARN  là mạch xoắn đơn

 

 

 

CHỨC NĂNG

 

- Lưu giữ

- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ

 

- mARN: truyền đạt thông tin di truyền qui định cấu trúc Prôtêin

 - tARN: vận chuyển axit amin để tổng hợp Prôtêin

- rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm - nơi tổng hợp Prôtêin.

 

Câu 5: Quá trình nhân đôi ADN .

Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST vào kì trung gian lúc NST duỗi xoắn ở dạng sợi mảnh.

-          Khi bắt đầu, ADN tháo xoắn, các liên kết hiđrô bị cắt đứt, 2 mạch đơn của ADN tách nhau dần dần.

-          Các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn vừa tách ra lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A với T, G với X, và ngược lại.

-          Khi kết thúc, hai ADN tạo thành đóng xoắn rồi phân về các tế bào con sau này.

·         Kết quả: Từ 1 phân tử ADN mẹ hình thành 2 phân tử ADN con. Trong mỗi ADN có 1 mạch là của ADN mẹ, 1 mạch được tổng hợp mới.

 

Câu 6: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ ?

Vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc :

-          Nguyên tắc khuôn mẫu: ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.

-          Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A với T, G với X, và ngược lại.

-          Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có một mạch là của ADN mẹ (mạch khuôn) , mạch còn lại được tổng hợp mới.

 

 

 

 

 

 

Câu 7: Phân biệt Đột biến gen và Đột biến cấu trúc.

 

 

ĐỘT BIẾN GEN

ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC

Khái niệm

 

-Là những biến đổi trong cấu trúc cuả gen, liên quan đến 1 hay 1 số cặp nu

-Các dạng: mất, thêm, thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác

 

- Là những biến đổi trong cấu trúc cuả NST

 

-Các dạng: mất, lặp, đảo đoạn NST

Nguyên nhân phát sinh

- Do tác nhân lý, hoá → làm rối loạn quá trình tự sao cuả ADN

 

- Do tác nhân lý, hoá → phá vỡ cấu trúc của NST

Vai trò

 

- Biến đổi cấu trúc gen → biến đổi cấu trúc prôtêin do gen mã hoá → biến đổi ở kiểu hình

- ĐB gen tạo ra các gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp, trong môi trường thích hợp

- Đa số có hại vì ĐB gen phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên lâu đời, gây rối loạn quá trình tổng hợp prôtêin.

- Qua giao phối, 1 ĐB có hại có thể thành có lợi nếu gặp được tổ hợp gen thích hợp.

VD: ĐB làm tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở luá…

 

- ĐB cấu trúc cũng thường có hại, đôi khi có lợi.

+ Mất 1 đoạn ở đầu NST số 21 → gây ung thư máu ở người

+ Lặp đoạn ở enzim thuỷ phân tinh bột ở 1 loại luá mạch làm tăng hoạt tính cuả chúng

+ Đảo đoạn NST làm tăng cường sự đa dạng cuả Sinh vật

- Qua quá trình tiến hóa lâu dài gen đã sắp xếp hài hòa trên NST, ĐB cấu trúc sẽ  làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp cuả gen trên NST → gây hại cho sinh vật

 

 

Câu 8:  Phân biệt ĐỘT BIẾN với THƯỜNG BIẾN:

ĐỘT BIẾN

THƯỜNG BIẾN

Là những biến đổi về cấu trúc gen, cấu trúc và số lượng NST

 

Là những biến đổi ở kiểu hình, phát sinh trong đời cá thể

Do tác nhân lý, hoá cuả môi trường

 

Do tác động cuả ngoại cảnh

Xuất hiện riêng lẻ, không xác định

 

Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định

Có lợi, trung tính, có hại

 

Có lợi

Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hoá

 

Không là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa

Giúp sinh vật thích nghi linh hoạt với thay đổi cuả điều kiện sống.

 

 

           PHẦN 2: BÀI TẬP

1.      Bài tập di truyền lai một cặp tính trạng

2.      Bài tập ADN.

Comments

Popular posts from this blog

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.

NBC Washington Correspondent Yamiche Alcindor and former U.S. Attorney Barbara McQuade join Andrea Mitchell to discuss key challenges facing the January 6 Committee ahead of their primetime hearings this week: getting a "distracted nation" to pay attention and understand what's at stake. “I think the biggest challenge for lawmakers here, as they talk about these sort of huge ideas of American democracy and sort of the experiment that we're all living in, benefiting from, possibly being brought to his knees, is whether or not they can make people care,” says Alcindor. “The American public has been groomed to expect high value quick entertainment,” says McQuade. "I think putting together a polished show can be very important."

Cuomo, Lemon discuss Trump's comments on race