NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8

 

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8

NĂM HỌC 2019 - 2020

PHẦN NỘI DUNG BÀI HỌC: (yêu cầu học sinh học thuộc lòng).

Bài: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC.

1./ Thế nào là tôn trọng người khác ?

Tôn trọng người khác là :

+ Đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác;

+ Thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.

2./ Ý nghĩa :

- Có tôn trọng người khác:

+ Nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình;

+ Là cơ sở để quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng.

- Phải tôn trọng mọi người ở mọi lúc mọi nơi cả trong cử chỉ, lời nói, hành động.

3./ Bản thân em rèn luyện đức tính này như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?

- Kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi hơn mình;

- Nhường nhịn em nhỏ; Cởi mở, hòa đồng với bạn bè...

Bài: PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT.

1./ Pháp luật là:

+ Các qui tắc xử sự chung;

+ Có tính bắt buộc;

+ Do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

2./ Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng, một tập thể nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất và chặt chẽ.                  

3./ Qui định của một tập thể:

- Phải tuân theo qui định của pháp luật;

- Không được trái với pháp luật.

4./ Ý nghĩa:       

- Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất hành động;

- Xác định trách nhiệm và quyền lợi của mọi người;

- Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo một hướng chung.

5/. Rèn luyện: Học sinh cần tự giác thực hiện đúng qui định của nhà trường, cộng đồng, pháp luật của nhà nước.

Bài: TỰ LẬP.

1./ Thế nào là tự lập?

a) Tự lập là :

- Tự làm lấy, tự giải quyết lấy công việc, tự tạo dựng cho cuộc sống của mình;

- Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác

b) Biểu hiện:      

- Sự tự tin bản lĩnh cá nhân trước thử thách, khó khăn;

- Có ý chí, nỗ lực vươn lên trong cuốc sống.  

2./ Ý nghĩa:  Người có tính tự lập: 

- Sẽ thành công trong cuộc sống;

- Được mọi người kính trọng.

3./ Học sinh cần rèn luyện tính tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Bài: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO.

1./ Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo?

- Lao động tự giác: chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở hoặc áp lực từ bên ngoài

- Lao động sáng tạo: luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm tòi tới cái mới, cách giải quyết mới đạt hiệu quả cao nhất.

 2./ Ý nghĩa:

- Đây là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thiết thực;

- Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân được hoàn thiện;

- Chất lượng và hiệu quả học tập, lao động không ngừng được nâng cao.

3./ Trách nhiệm của học sinh: cần có kế hoạch rèn luyện học tập tự giác và học tập sáng tạo.

PHẦN BÀI TẬP:

A/  Các bài tập trong Sách giáo khoa .

B/  Luyện tập:

Câu 1:  Hãy giải nghĩa câu ca dao sau:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau “

Câu 2: Nêu 4 việc làm thể hiện sự tự lập của em.

Câu 3: Em nêu 1 vài ví dụ về việc sáng tạo trong học tập , cuộc sống của bản thân

Câu 4: Nêu một số ví dụ trong cuộc sống về pháp luật, về kỉ luật mà em biết.

Câu 5 : Có ý kiến ,việc chúng ta chấp hành tốt, tuân thủ kỉ luật, pháp luật làm chúng ta mất tự do, không thoải mái trong lúc làm việc, học tâp”. Em có đồng ý với ý kiến này không?Tại sao?

Câu 6: Mai và Hoa đang bàn luận về vấn đề tự tập. Mai nói: “Chỉ có những người có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn mới cần tính tự lập để vươn lên trong cuộc sống”.

Em có tán thành suy nghĩ của Mai không? Vì sao?  

Comments

Popular posts from this blog

The World at a Crossroads: Donald Trump’s Presidency and Its Global Impact

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC), D là điểm trên cạnh AC sao cho AD=AB. Vẽ DE vuông góc với BC( E thuộc BC). Chứng minh rằng : HA=HE.

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.