NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9
NỘI
DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9
NĂM HỌC 2019 - 2020
I. PHẦN NỘI DUNG BÀI HỌC: (yêu cầu học sinh học thuộc lòng).
CÂU 1: Thế nào là người biết tự chủ?
Người biết tự chủ
là người:
- Biết làm chủ được
suy nghĩ, tình cảm, hành vi.
- Luôn có thái độ
bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực.
CÂU 2: Vì sao cần phải
tự chủ?
Người biết tự chủ
sẽ biết:
- Sống và cư xử đúng
đắn, có văn hóa, có đạo đức.
- Đứng vững trước
những khó khăn, thử thách, cám dỗ.
CÂU 3: Học sinh rèn luyện tính tự chủ như thế nào.
- Tập suy nghĩ trước khi nói và hành động.
- Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói và hành động của mình là
đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm.
CÂU 4: Thế nào là hợp
tác cùng phát triển?
Hợp tác cùng
phát triển là:
- Cùng chung sức
làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc vì mục đích chung.
- Hợp tác phải dựa
trên cơ sở:
+Bình đẳng.
+Hai bên cùng có lợi.
+Không phương hại đến lợi ích người
khác.
CÂU 5: Vì sao cần phải
hợp tác?
- Thế giới đang
đứng trước những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu, không quốc gia nào có thể tự giải quyết. Vì vậy, hợp tác quốc
tế là tất yếu.
- Hợp tác là tạo
điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
CÂU 6: Nêu chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hợp tác quốc tế.
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; Không can thiệp vào nội bộ của nhau; Không
dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
- Bình đẳng và
cùng có lợi.
- Giải quyết các
bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
- Phản đối âm
mưu và hành động gây sức ép, áp đặt, cường quyền.
CÂU 7: Trách nhiệm của
công dân – HS.
- Có tinh thần hợp
tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong các lĩnh vực của cuộc sống.
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế
phù hợp với khả năng của bản thân.
- Ủng hộ chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
CÂU 8: Thế nào truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là:
- Những giá trị
tinh thần.
- Hình thành
trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc.
- Truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
CÂU 9: Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam?
- Truyền thống: yêu nước, tôn
sư trọng đạo, nhân nghĩa, đoàn kết, cần cù lao động, tiết kiệm, hiếu học,….
- Các giá
trị văn hóa, nghệ thuật: hát tuồng; hát
chèo; múa rối nước; các làn điệu dân ca…
- Nghề
truyền thống: nghề ươm tơ; dệt
lụa; nghề thêu; nghề đúc đồng; nghề gốm…
- Các lễ hội: lễ hội đua ghe, thuyền; lễ hội ăn cơm mới; lễ hội chọi trâu,…
CÂU 10: Vì sao cần phải
kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Truyền thống tốt
đẹp của dân tộc:
- Là tài sản vô cùng quý giá.
- Góp phần tích cực vào quá trình phát
triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
- Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
CÂU 11: Trách nhiệm của công dân - học sinh:
- Sưu tầm, tìm
hiểu, tự hào, trân trọng chiến công của các anh hùng, các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc.
- Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
CÂU 12: Thế nào là năng động sáng tạo?
- NĂNG ĐỘNG: là tích cực, chủ
động, dám nghĩ, dám làm.
- SÁNG TẠO: là say mê
nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới.
CÂU 13: Thế nào là người
năng động sáng tạo?
NGƯỜI NĂNG ĐỘNG
SÁNG TẠO: là người luôn say mê tìm tòi, phát hiện
và linh hoạt xử lí những tình huống trong học tập, lao động,… nhằm đạt hiệu quả
cao.
CÂU 14: Vì sao cần phải năng động sáng tạo?
- Giúp vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt
được mục đích nhanh chóng và tốt đẹp.
- Làm nên những
kì tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
CÂU 15: Cách rèn luyện tính năng động, sáng tạo.
- Rèn luyện tính siêng năng, tích cực chủ động trong học tập, lao động.
- Tìm ra phương pháp học tốt nhất cho bản thân và biết cách vận dụng.
II. PHẦN BÀI TẬP:
YÊU
CẦU HỌC SINH:
-
Xem lại các bài tập đã luyện tập.
-
Suy nghĩ để tìm ra ý tưởng sáng tạo trong học tập của bản thân em.
-
Tìm hiểu thêm các thông tin, tình huống trong thực tế cuộc sống.
Comments
Post a Comment