ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ - Nguyễn Trãi

 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

Nguyễn Trãi

PHẦN MỘT: TÁC GIẢ

I. Cuộc đời: (1380-1442) (HS đọc SGK Ngữ văn 10, tập 2/9)

II. Sự nghiệp thơ văn:

1. Những tác phẩm chính:

Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình.

a. Những tác phẩm bằng chữ Hán:

- Văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo.

- Thơ: Ức Trai thi tập.

- Phú: Chí Linh sơn phú.

- Ngoài ra còn có: Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục.

b. Tác phẩm bằng chữ Nôm:

Quốc âm thi tập - gồm 254 bài thơ.

2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất:

- Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất trong văn học trung đại Việt Nam.

- Tác phẩm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, chiếu biểu dưới triều Lê.

- Tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

+ Quân trung từ mệnh tập: kết hợp giữa tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước với nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy. Tác phẩm “có sức mạnh của mười vạn quân”.

+ Bình Ngô đại cáo: là “áng thiên cổ hùng văn”.

- Nghệ thuật: kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, bút pháp phù hợp với từng đối tượng, mục đích.

3. Nguyễn Trãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc:

- Các tập thơ tiêu biểu: Ức Trai thi tập (105 bài thơ chữ Hán), Quốc âm thi tập (254 bài thơ chữ Nôm).

- Nội dung: vẻ đẹp tâm hồn hài hòa giữa người anh hùng vĩ đại và con người trần thế.

a. Người anh hùng vĩ đại:

- Lí tưởng cao cả: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Lí tưởng ấy lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt (dc).

- Phẩm chất, ý chí của người anh hùng luôn ngời sáng trong chiến đấu chống ngoại xâm, cũng như trong đấu tranh chống cường quyền bạo ngược (dc).

- Dáng ngay thẳng cứng cỏi của cây trúc, vẻ thanh tao, trong trắng của cây mai, sức khỏe khoắn của cây tùng - những phẩm chất tốt đẹp tượng trưng cho người quân tử - đều

có ở Nguyễn Trãi. Điều đáng quý là tất cả những phẩm chất ấy là để giúp dân, giúp nước (dc).

b. Con người trần thế:

- Đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con người (dc).

- Khao khát sự hoàn thiện của con người, mơ ước xã hội thái bình, thịnh trị (dc).

- Yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống.

+ Thiên nhiên trong thơ chữ Hán hoành tráng, kì vĩ (dc).

+ Thiên nhiên trong thơ chữ Nôm: xinh xắn, phảng phất phong vị thơ Đường, bình dị, dân dã (dc) è Tất cả đi vào thơ ông một cách tự nhiên.

+ Xem thiên nhiên là bạn của mình. Giao cảm với thiên nhiên vừa mãnh liệt, nồng nàn vừa tinh tế, nhạy cảm, trang trọng trước vẻ đẹp của thiên nhiên (dc).

+ Nghĩa vua tôi, tình cha con xiết bao cảm động (dc).

+ Gắn bó tha thiết với quê hương, nỗi nhớ quê cụ thể, sâu sắc (dc).

III. Kết luận:

1. Nội dung:

Thơ văn Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc: yêu nước và nhân đạo.

2. Nghệ thuật:

- Là nhà văn chính luận kiệt xuất.

- Là nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt.

PHẦN HAI: TÁC PHẨM “ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ”

I. Tiểu dẫn:

1. Hoàn cảnh sáng tác:

- Sau khi chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô.

- Tác phẩm có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập được công bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428).

2. Thể loại:

Cáo (HS xem thêm SGK Ngữ văn 10, tập 2/16)

3. Nội dung thể cáo: Trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

4. Nhan đề:

- Đại cáo: bài cáo lớn mang tính chất quốc gia trọng đại.

- Ngô: chỉ giặc Minh.

- Bình: dẹp yên.

àTuyên bố rộng rãi về việc nhân dân ta dẹp yên giặc Minh.

5. Bố cục:

- Đoạn 1: Nên lên luận đề chính nghĩa.

- Đoạn 2: Vạch rõ tội ác kẻ thù.

- Đoạn 3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.

- Đoạn 4: Tuyên bố chiến thắng và khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Nêu luận đề chính nghĩa: có 2 nội dung

a. Tư tưởng nhân nghĩa:

- Theo quan niệm Nho giáo: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo lí.

- Với Nguyễn Trãi nhân nghĩa là:

+ Yên dân.

+ Trừ bạo.

àDiệt trừ bọn tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên lành của người dân.

è Nhân nghĩa trong “Đại cáo bình Ngô” không chỉ là quan hệ ứng xử cá nhân mà đã được Nguyễn Trãi nâng lên thành lí tưởng xã hội.

b. Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt:

- Khẳng định độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt:

+ Về nền văn hiến.

+ Về lãnh thổ.

+ Về phong tục.

+ Về các triều đại lịch sử.

+ Về các anh hùng hào kiệt…

- Nghệ thuật:

+ Cách dùng từ: “từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác” à khẳng định tính hiển nhiên, vốn có, lâu đời.

+ Cách viết sóng đôi, so sánh Đại Việt và Trung Quốc, câu văn biền ngẫu à đề cao nước Đại Việt, tự hào của tác giả.

- Bằng chứng lịch sử:

Liệt kê hàng loạt kẻ thù “Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã” đi liền với những từ chỉ sự thất bại: “tiêu vong, bắt sống, giết tươi”.

è khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của Đại Việt có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.

* Lập luận đơn giản nhưng chặt chẽ, bằng chứng xác đáng à từ đó triển khai toàn bộ nội dung.

2. Bức tranh tội ác giặc Minh:

a. Vạch rõ tội ác kẻ thù:

- Vạch trần âm mưu xâm lược:

+ Mượn cớ “phù Trần diệt Hồ” để gây họa, dễ dàng sử dụng bọn Việt gian bán nước. Từ “nhân, thừa cơ” à lột tả luận điệu giả nhân giả nghĩa của giặc.

+ Dối trời, lừa dân với nhiều âm mưu thủ đoạn.

+ Gây binh kết oán trong thời gian dài.

- Chủ trương cai trị thâm độc:

+ Khủng bố, tàn sát người dân vô tội (nướng dân đen, vùi con đỏ). Nghệ thuật: từ hình tượng, động từ.

+ Vơ vét sản vật quí.

+ Thuế khoá, phu phen, tạp dịch nặng nề.

+ Đày đọa nhân dân đến cùng cực không còn con đường sống.

+ Hủy diệt môi trường sống.

+ Diệt sản xuất.

- Nghệ thuật:

+ Liệt kê à nêu cụ thể và đầy đủ tội ác kẻ thù.

+ Câu văn dài ngắn đan xen, lời văn khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, khi nghẹn ngào.

- Tổng kết tội ác của giặc: “ Độc ác thay……sạch mùi”

+ Câu cảm như một lời nguyền chất chứa căm hờn.

+ Thậm xưng + từ phủ định à khẳng định tội ác của giặc là nhiều vô kể và vô cùng tàn bạo.

b. Thái độ của tác giả khi tố cáo: khinh bỉ, căm thù cao độ.

- Miêu tả kẻ thù như một bầy dã thú: “Thằng há miệng, đứa nhe răng…”.

- Lên án mạnh mẽ: “ Lẽ nào ….chịu được”.

* Bằng những hình tượng rất thực nhưng có sức khái quát cao + lời văn thay đổi linh hoạt à bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc Minh.

* Nguyễn Trãi đứng trên lập trường của nhân dân.

3. Kể lại quá trình chinh phục gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa:

a. Buổi đầu khởi nghĩa: “Ta đây….cường bạo”

- Hình tượng Lê Lợi:

+ Xưng hô gần gũi “ta”.

+ Xuất thân dân dã, bình thường.

+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng hoài bão lớn lao.

+ Lo lắng, tận tâm, tận lực suy tính đại sự (Đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, suy xét, ngẫm, đắn đo, trằn trọc, băn khoăn….)

à Lê Lợi là người anh hùng áo vải xuất thân từ nông dân.

- Những khó khăn, gian khổ trong buổi đầu kháng chiến:

+ Giặc: đang mạnh

+ Ta:

Ÿ Thiếu người tài.

Ÿ Thiếu lương thực.

Ÿ Binh lực yếu, có khi quân tan không còn được mấy người.

à không cân sức.

- Biện pháp khắc phục:

+ Có lòng quyết tâm cao độ (gắng chí…)

+ Đoàn kết toàn dân, thương yêu trên dưới một lòng (Nhân dân …..ngọt ngào).

+ Có phương kế tài giỏi về quân sự, chính trị: chiến lược kháng chiến trường kì, chiến thuật du kích, chú trọng mưu cơ hơn binh lược, đặc biệt là tư tưởng nhân nghĩa (Thế trận ….cường bạo)

b. Giai đoạn phản công thắng lợi: “Trận Bồ Đằng…..xưa nay”

- Trận: Bồ Đằng, Trà Lân

+ Khí thế chiến thắng :

Ÿ Sấm vang chớp giật.

Ÿ Trúc chẻ tro bay.

Ÿ Sĩ khí đã hăng.

Ÿ Quân thanh càng mạnh.

+ Sự thất bại nhục nhã của quân thù :

Ÿ Nghe hơi- mất vía.

Ÿ Nín thở- thoát thân.

- Trận Ninh Kiều, Tốt Động:

+ Khí thế của ta:

Ÿ Thừa thắng ruỗi dài.

Ÿ Đất cũ thu về.

Ÿ Hăng lại càng hăng.

Ÿ Mưu phạt tâm công.

+ Sự thất bại nhục nhã của quân thù:

Ÿ Máu chảy thành sông.

Ÿ Thây chất đầy nội.

Ÿ Bị bêu đầu, bỏ mạng, trí cùng, lực kiệt.

- Trận Chi Lăng, Xương Giang:

+ Khí thế của ta:

Ÿ Điều binh thủ hiểm.

Ÿ Sai tướng chẹn đường.

Ÿ Đưa lưỡi dao tung phá.

Ÿ Gươm mài đá ……

Ÿ Voi uống nước …..

Ÿ Đánh một trận…. Đánh hai trận…..

Ÿ Nổi gió to….

Ÿ Thông tổ kiến…..

àKhí thế hào hùng.

+ Sự thất bại của quân thù:

Ÿ Mũi tiên phong bị chặt.

Ÿ Tuyệt nguồn lương thực.

Ÿ Thất thế cụt đầu, bại trận tử vong, cùng kế tự vẫn.

Ÿ Quay mũi giáo đánh nhau.

Ÿ Sạch không kình ngạc.

Ÿ Tan tác chim muông.

Ÿ Lê gối- tạ tội.

Ÿ Trói tay xin hàng.

Ÿ Thây chất đầy đường…..

à Thất bại thảm hại, nhục nhã.

- Khung cảnh chiến trường: “sắc phong vân ……phải mờ”.

- Nghệ thuật:

+ Hình tượng: phong phú, đa dạng.

+ Từ ngữ: nhiều động từ mạnh, nhiều tính từ chỉ mức độ tối đa à tạo được sự tương phản giữa ta và giặc.

+ Câu văn: dài ngắn linh hoạt.

+ Nhạc điệu: dồn dập sảng khoái, hào hùng.

à Bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca.

- Thái độ của tác giả:

+ Miệt thị vua nhà Minh “thằng nhãi con”.

+ Tự hào về đường lối chiến thuật của ta, ca ngợi lối đánh bằng nhân nghĩa “mưu phạt tâm công”.

+ Nhìn xa, yêu chuộng hòa bình “…ta mở lòng hiếu sinh….. nghỉ sức”.

4. Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa:

- Trịnh trọng tuyên bố nền độc lập dân tộc.

- Rút ra bài học lịch sử, thể hiện niềm tin vào tương lai của đất nước.

- Nhắc mọi người luôn tự hào về quá khứ, yêu quí hiện tại và vui mừng hướng đến tương lai.

- Giọng văn nhẹ nhàng, khoan thai, đĩnh đạc, hào hùng.

III. Kết luận:

1. Nghệ thuật: Đại cáo bình Ngô là áng “Thiên cổ hùng văn” có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, giữa cảm hứng nhân nghĩa và cảm hứng yêu nước.

2. Nội dung: Đại cáo bình Ngô là bản anh hùng ca ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước và tinh thần dân tộc, nêu bật sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa, đập tan cuộc xâm lăng phi nghĩa của giặc, mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.

IV. Dặn dò:

HS học thuộc văn bản đoạn 1, 2 và 3a theo SGK trang 17,18 và 19 ( đoạn 3a: “ Ta đây….cường bạo”)

HẾT

Comments

Popular posts from this blog

The World at a Crossroads: Donald Trump’s Presidency and Its Global Impact

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC), D là điểm trên cạnh AC sao cho AD=AB. Vẽ DE vuông góc với BC( E thuộc BC). Chứng minh rằng : HA=HE.

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.