Sinh Học 12 - Bài 29 + 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

 Bài 29 + 30. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ.

1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.

- Khái niệm:Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

- Cơ chế hình thành loài

+ Do trở ngại về mặt địa líà một quần thể (QT) ban đầu được chia thành nhiều QT cách li với nhau.

+ Những QT nhỏ sống cách biệt trong những điều kiện môi trường khác nhau à CLTN và các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen và TPKG theo hướng khác nhauà sự khác biệt này được tích lũy đến một lúc sẽ dẫn đến cách li sinh sảnà hình thành loài mới.

- Vai trò của cách li địa lí:

+ Cách li địa lí làm các QT cách li ít có cơ hội giao phối với nhau.

+ Sự cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

+ Cách li địa lí là yếu tố quan trọng dẫn đến cách li sinh sản, từ đó hình thành loài mới.

- Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí:

+ Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

+ Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.

+ Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.

+ Cách li địa lí không nhất thiết hình thành loài mới.

II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ.

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.

a. Hình thành loài bằng cách li tập tính.

- Ví dụ: SGK trang 129.

- Giải thích và kết luận:

+ Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc.

+ Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các NTTH tác động dẫn đến cách li sinh sản và dần sẽ hình thành loài mới.

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái.

- Ví dụ: SGK trang 130.

- Kết luận:

+ Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của 2 quần thể đến một lúc nào đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Do các cá thể sống trong cùng sinh cảnh thường giao phối với nhau, ít giao phối với các cá thể thuộc sinh cảnh khác trong cùng khu vực địa lí.

+ Hình thành loài bằng cách lí sinh thái thường xảy ra đối với thực vật và các loài động vật ít di chuyển.

2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

- KN lai xa: Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau hoặc thuộc các chi, các họ khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.

- Cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa:

+ Lai xa:

Loài A (AA) ×Loài B (BB)

è Con lai (AB) (bất thụ)

+ Đa bội hóa con lai

è AABB (hữu thụ)

+ Con lai (AABB)× Loài A(AA)

è Con lai bất thụ

- Con lai khác loài nếu được đa bội hóa làm cho các NST của mỗi loài đều có NST tương đồng thì chúng có thể sinh sản bình thường. Chúng được xem là loài mới so với loài bố mẹ vì khi lai trở lại với loài bố mẹ thì sẽ cho ra con lai bất thụ.

àLai xa kèm đa bội hóa đã hình thành nên loài mới trong cùng khu vực địa lí vì sự sai khác về NST dẫn đến cách li sinh sản.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể

B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản

C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới

Câu 2. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở

A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ

B. kết quả của quá trình lai xa khác loài

C. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì

D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần

Câu 3. Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất?

A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài

B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác

C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng

D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau

Câu 4. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n

2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n

3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n 4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội

Câu 5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

A. 5 → 1 → 4 B. 4 → 3 → 1

C. 3 → 1 → 4 D. 1 → 3 → 4

Câu 6. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài

A. động vật bậc cao B. động vật

C. thực vật D. có khả năng phát tán mạnh

Câu 7. Câu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất:

A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới ở động vật ít di chuyển

B. Không có cách li địa lí không thể dẫn đến hình thành loài mới

C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

D. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản.

Câu 8. Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?

A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái

C. cách li tập tính D. Lai xa và đa bội hoá

Câu 9. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với

A. động vật B. thực vật

C. động vật bậc thấp D. động vật bậc cao

Câu 10. Trong qt hình thành loài mới, cách ly địa lý có vai trò:

A. Cách ly địa lý là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách ly sinh sản.

B. Cách ly địa lý giúp duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.

C. Điều kiện địa lý khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.

D. Điều kiện địa lý khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.

Comments

Popular posts from this blog

The World at a Crossroads: Donald Trump’s Presidency and Its Global Impact

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC), D là điểm trên cạnh AC sao cho AD=AB. Vẽ DE vuông góc với BC( E thuộc BC). Chứng minh rằng : HA=HE.

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.