VỘI VÀNG - Xuân Diệu

 VỘI VÀNG

Xuân Diệu

I. TÌM HIỂU CHUNG :

1. Tác giả :

a. Cuộc đời: (1916-1985) (Xem SGK văn 11 tập 2/21)

b. Sự nghiệp văn học:

- Trước CMT8:

+ Là nhà thơ “Mới nhất trong những nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông mang đến cho thơ ca một cảm xúc mới, một sức sống mới, một quan niệm sống mới và những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

+ Nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một hồn thơ khát khao giao cảm với đời.

- Sau CMT8: Xuân Diệu hòa nhập và gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc è thơ ông hướng vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự.

è Là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại trên nhiều lĩnh vực.

è Là nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn.

- 1996: Được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Tác phẩm chính: (xem SGK văn 11 tập 2/21)

2. Bài thơ: Vội vàng

a. Xuất xứ: (xem SGK Ngữ văn 11 tập 2/21)

b. Thể loại- đề tài- bố cục:

- Thể thơ: tự do.

- Đề tài: Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống.

- Bố cục bài thơ: có thể chia làm 3 phần:

+ Phần 1 (11câu đầu): Tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say.

+ Phần 2 (18 câu tiếp): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trước sự trôi nhanh của thời gian.

+ Phần 3 (còn lại): Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả.

II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:

1. Tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của nhà thơ:

a. 4 câu đầu: Khát vọng của nhà thơ.

- Điệp cấu trúc “Tôi muốn ....cho...” à nhấn mạnh khao khát mãnh liệt, cháy bỏng của cái tôi cá nhân.

- Khao khát:

+ “tắt nắng”

+ “buộc gió”

à muốn thay quyền của tạo hóa để níu giữ thời gian à ước muốn kì lạ, vô lý.

+ Mục đích: “cho màu đừng nhạt mất, cho hương đừng bay đi” à giữ màu cho cuộc sống, giữ hương cho cuộc đời à thực chất: muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống.

- Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định.

è Ước muốn không tưởng xuất phát từ tình yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, say mê.

b. 7 câu thơ tiếp theo: Bức tranh cuộc sống như khu vườn xuân đẹp

- Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta.

- Điệp cấu trúc “của …này đây …”, “này đây ….của….” + liệt kê à thể hiện vẻ đẹp gần gũi và dường như bất tận của thiên nhiên; như lời mời gọi chúng ta thưởng thức một bữa tiệc trần gian.

- Hình ảnh thiên nhiên:

+ Gần gũi, tươi non, rực rỡ: ong bướm, hoa đồng nội, lá cành tơ, yến anh (nghệ thuật liệt kê)

+ Tác giả cảm nhận đầy đủ hương vị, thanh sắc của thiên nhiên: vị ngọt; hương thơm, màu sắc của hoa; dáng hình của lá; âm thanh của khúc tình si; ánh sáng của bình minh (cảm nhận bằng nhiều giác quan).

+ Thiên nhiên cũng tình tứ, quyến rũ, đáng yêu, tràn đầy sức sống:

Ÿ ong bướm - tuần tháng mật.

Ÿ hoa - đồng nội.

Ÿ lá - cành tơ.

Ÿ yến anh - khúc tình si.

Ÿ ánh sáng – chớp hàng mi.

è Qua lăng kính của tình yêu: cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên. Tất cả đều có đôi, có lứa, có tình.

- Câu thơ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

+ so sánh “như” + hình ảnh so sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo.

+ Chuyển đổi cảm giác:

(Tháng giêng: vô hình, trừu tượng à cặp môi gần: hữu hình, cụ thể (cảm nhận bằng vị giác) è cảm nhận mùa xuân một cách rõ nét hơn, trọn vẹn hơn.

+ Quan điểm thẩm mỹ mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu: con người là chuẩn mực của cái đẹp.

è Phải yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt mới cảm nhận được cuộc sống trần thế cái gì cũng đẹp, cũng mê say, đầy sức sống.

2. Băn khoăn về sự ngắn ngủi của một kiếp người trước sự trôi nhanh của thời gian

- Câu thơ: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

+ Mạch thơ chậm, dấu chấm giữa dòng à ngắt đôi dòng thơ,

à tạo 2 cảm xúc: Sung sướng >< vội vàng.

+ Cảm giác hụt hẫng, lo âu vì ý thức được bước đi của thời gian.

- Câu thơ: “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Xuân Diệu nhớ tiếc mùa xuân ngay khi mùa xuân còn đang hiện hữu à biết quí tuổi trẻ ngay từ lúc đang còn trẻ.

- Xuân Diệu cảm nhận sự trôi chảy của thời gian, vạn vật thay đổi:

+ Nghệ thuật tương phản: + Xuân tới - xuân qua.

+ Xuân non - xuân già.

+ Xuân hết - tôi mất.

à như khẳng định tính tất yếu qui luật của thời gian.

+ Điệp từ: Nghĩa là à như một lời giải thích, nhấn mạnh tâm trạng lo lắng, tiếc nuối trước bước đi của thời gian.

- Cảm nhận quy luật nghiệt ngã của thời gian và sự hữu hạn của đời người:

+ lượng trời chật > < lòng tôi rộng.

+ xuân tuần hoàn > < tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại.

+ còn đất trời > < chẳng còn tôi.

à tiếc nuối, âu lo về sự ngắn ngủi của tuổi xuân, của đời người.

è phải biết quí trọng tuổi xuân, hãy sống hết mình, trọn vẹn với cuộc đời, đặc biệt là những tháng năm tuổi trẻ.

- Thiên nhiên cũng mang đầy nỗi buồn:

+ Tháng năm chia phôi.

+ Sông núi than thầm tiễn biệt.

+ Gió hờn vì phải bay đi.

+ Chim đứt tiếng reo vì sợ phai tàn.

+ Nghệ thuật nhân hóa à cũng là tâm trạng của nhà thơ.

- Câu thơ: “Chẳng bao giờ ……nữa…”: như một tiếng thở dài tuyệt vọng.

3. Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả:

- Câu thơ:“ Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.”

Câu cảm thán: lời giục giã hãy sống “vội vàng”, hãy tận hưởng từng giây, từng phút của tuổi trẻ, mùa xuân, không sống hoài, sống phí.

- Điệp ngữ: “Ta muốn” à khát vọng sống mãnh liệt hơn, nồng nàn hơn, tha thiết hơn.

- Điệp từ: và… cho..: cảm xúc ào ạt, dâng trào.

- Liệt kê hình ảnh: sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, ánh sáng, mùi hương, thanh sắc, xuân hồng èThiên nhiên tươi trẻ đầy sức sống.

- Động từ mạnh theo mức độ tăng dần: “ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn” + tính từ “Chếnh choáng, đã đầy, no nê” à tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt, nồng nàn, mê say.

- Nhịp thơ: dồn dập, sôi nổi.

è Tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết.

Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ è quan niệm sống tích cực của thi nhân.

III. TỒNG KẾT:

1. Nghệ thuật: Kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lý.

- Cách nhìn, cách cảm mới mẻ và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

- Sử dụng ngôn từ táo bạo, nhịp thơ sôi nổi, hối hả phù hợp với tâm trạng và cảm xúc nhân vật trữ tình.

2. Nội dung: Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, quý trọng từng phút giây của cuộc đời mình. Nhất là của những năm tháng của tuổi trẻ của một hồn thơ ham sống, yêu đời cuồng nhiệt -Xuân Diệu.

IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:

1. Củng cố:

HS hoàn thành các bài tập sau đây:

Bài 1: Học sinh hoàn thành bài tập bằng việc điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ chấm:

Câu 1: Xuân Diệu (1916-1985) còn có bút danh là………

Câu 2: Sau khi tốt nghiệp tú tài Xuân Diệu đã đi dạy học và làm viên chức ở….

Câu 3: Xuân Diệu từng là thành viên của nhóm…….

Câu 4: Theo nhà phê bình Hoài Thanh, Xuân Diệu là nhà thơ “…..trong những nhà thơ mới”

Câu 5: Tập thơ đầu tay của Xuân Diệu là….

Câu 6: Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và ….

Câu 7: Từ sau Cách mạng Tháng 8, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính….

Câu 8: Bài thơ “Vội vàng” được in trong tập….

Bài 2: Khoanh tròn đáp án đúng

Câu 1: Hình ảnh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng, Xuân Diệu) là một so sánh rất Xuân Diệu. Căn cứ vào đâu là chủ yếu để có thể nói như vậy?

A. Xuân Diệu thường có những liên tưởng, so sánh rất táo bạo.

B. Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy niềm đam mê và hương vị của tình yêu.

C. Xuân Diệu thường lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp.

D. Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu luôn đầy sắc dục, tình tứ.

Câu 2: Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu thể hiện tình yêu tha thiết với:

A. Cuộc sống nơi tiên giới.

B. Cuộc sống trần thế xung quanh mình.

C. Cuộc sống trong văn chương.

D. Cuộc sống trong mơ ước.

Câu 3: Khát vọng của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ mở đầu bài "Vội vàng" là :

A. Muốn chiếm lĩnh thiên nhiên.

B. Muốn xoay chuyển càn khôn.

C. Muốn thống trị vũ trụ.

D. Muốn níu giữ hương sắc đất trời.

Câu 4: Câu thơ nào trong bài “Vội vàng” được đánh giá là câu thơ đầy táo bạo, mới mẻ và rất Xuân Diệu.

A. “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”

B. “Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa”

C. “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

D. “ Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

Câu 5: Trong bài thơ Vội vàng, đang ngây ngất trước cảnh thiên đường trên mặt đất, Xuân Diệu lại bỗng băn khuăn “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” vì:

A. Thi sĩ cảm nhận cuộc đời này không phải của mình.

B. Thi sĩ khát khao giao cảm với đời, nhưng lại mang mặc cảm đau thương.

C. Thi sĩ cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, sự lo sợ, luyến tiếc.

D. Thi sĩ biết cuộc đời mình rất ngắn ngủi.

Câu 6: Ở phần cuối của bài “Vội vàng” (10 câu cuối) không có thông điệp nào sau đây trong tiếng nói của nhân vật trữ tình?

A. Một lời thách thức đầy quyền uy.

B. Một nỗ lực chạy đua với thời gian.

C. Một lời giục giã nồng nàn, tha thiết.

D. Một nỗi ngao ngán trước thực tại phũ phàng.

Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm “ Mùi tháng năm đều…vị chia phôi”

A. Thấy.

B. Xót.

C. Rớm.

D. Chán.

Câu 8: Trong những dòng thơ dưới đây, dòng thơ nào là của Xuân Diệu?

A. Xuân còn non nghĩa là xuân đã già.

B. Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.

C. Xuân còn xanh nghĩa là xuân sẽ già.

D. Xuân còn xanh nghĩa là xuân đã già.

Câu 9: Nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ từ câu “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua” đến câu “ Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật” là:

A. Nghệ thuật ẩn dụ.

B. Nghệ thuật tương phản.

C. Nghệ thuật so sánh.

D. Nghệ thuật tăng tiến.

Câu 10: Hình ảnh nào được nhắc đến trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu?

A. Xuân xanh.

B. Xuân chín.

C. Xuân hồng.

D. Xuân nồng.

Bài 3: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày cảm nhận của em về tình yêu cuộc sống đến say mê, cuồng nhiệt của Xuân Diệu thể hiện ở 11 câu thơ đầu trong bài “Vội vàng”.

2. Dặn dò:

- Học thuộc lòng bài thơ “Vội vàng”.

- Hoàn thành các bài tập giáo viên bộ môn giao.

HẾT

Comments

Popular posts from this blog

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.

NBC Washington Correspondent Yamiche Alcindor and former U.S. Attorney Barbara McQuade join Andrea Mitchell to discuss key challenges facing the January 6 Committee ahead of their primetime hearings this week: getting a "distracted nation" to pay attention and understand what's at stake. “I think the biggest challenge for lawmakers here, as they talk about these sort of huge ideas of American democracy and sort of the experiment that we're all living in, benefiting from, possibly being brought to his knees, is whether or not they can make people care,” says Alcindor. “The American public has been groomed to expect high value quick entertainment,” says McQuade. "I think putting together a polished show can be very important."

Cuomo, Lemon discuss Trump's comments on race