Đề Cương Ôn Tập Hóa Học 9 - Hoc Kì 1

 

ĐỀ SỐ 1: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi sau: 

Cu    CuCl2    Cu(OH)2    CuSO4    Cu(NO3)2

Bài 2: (1,5 điểm) Cho thí nghiệm như hình vẽ trên:

1) Biết khí C làm đục nước vôi trong là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Hãy xác định các chất A, B, C. Viết phương trình phản ứng minh họa.

2) Hãy nêu tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với khí hậu của Trái Đất.

3) Khí C được thải ra cùng các chất thải của nhà máy (đặc biệt là các nhà máy luyện kim) gây ảnh hưởng đến môi trường. Hãy nêu các biện pháp để hạn chế vấn đề trên.

Bài 3: (1,5 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: KOH, H2SO4, BaCl2, KCl. 

Bài 4: (2 điểm) 

1) Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi cho dung dịch axit Sunfuric vào ống nghiệm chứa Đồng (II) oxit CuO.

2) Giải thích tại sao khi tô vôi lên tường, sau một thời gian vôi khô và cứng lại. Viết phương trình hóa học minh họa. Biết rằng trong vôi tôi có Canxi hidroxit.

Bài 5: (3 điểm) Ngâm đinh Sắt dư trong 10 (ml) dung dịch Đồng (II) sunfat CuSO4 1M.

1) Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tính khối lượng Sắt tham gia phản ứng.

3) Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng của đinh Sắt sẽ tăng hay giảm bao nhiêu (g).


BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi sau: 

Cu    CuCl2    Cu(OH)2    CuSO4    Cu(NO3)2

Bài giải: 

Các phương trình hóa học:

Cu + Cl2 CuCl2

CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl 

Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O

CuSO4 + Ba(NO3)2 Cu(NO3)2 + BaSO4

Bài 2: (1,5 điểm) Cho thí nghiệm như hình vẽ trên:

1) Biết khí C làm đục nước vôi trong là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Hãy xác định các chất A, B, C. Viết phương trình phản ứng minh họa.

2) Hãy nêu tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với khí hậu của Trái Đất.

3) Khí C được thải ra cùng các chất thải của nhà máy (đặc biệt là các nhà máy luyện kim) gây ảnh hưởng đến môi trường. Hãy nêu các biện pháp để hạn chế vấn đề trên.

Bài giải:

1) Các chất A, B, C lần lượt là: HCl, Na2CO3, CO2

Phương trình hóa học: 2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 + H2

2) Tác hại của hiệu ứng nhà kính: 

- Làm cho nhiệt độ trái đất tăng, băng hai cực tan, mực nước biển dâng cao và hiển nhiên một số khu vực đất liền bị chìm.

- Các điều kiện sống của sinh vật bị thay đổi.

- Khí hậu trái đất bị biến đổi.

- Xuất hiện nhiều loại bệnh mới. 

3) Các biện pháp hạn chế:

- Cần kiểm tra thường xuyên các nhà máy có nguồn khí thải ra môi trường. 

- Cần xử phạt nghiêm minh và khắt khe hơn đối với các cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lí nước thải và khí thải.

- Cần thay đổi máy móc đã lỗi thời và tiêu tốn nhiên liệu, thường xuyên kiểm tra định kì máy móc. 

…..

Bài 3: (1,5 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: KOH, H2SO4, BaCl2, KCl. 

Bài giải:

Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử

Cho quỳ tím vào các mẫu thử trên ta thấy:   

- Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là dd H2SO4

- Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh là dd KOH

- Mẫu thử nào không làm đổi màu quỳ tím là dd BaCl2 và dd KCl

Dùng dung dịch H2SO4 để phân biệt 2 mẫu thử còn lại 

- Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dd BaCl2 

BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl 

- Mẫu thử nào không có hiện tượng là dd KCl

Bài 4: (2 điểm) 

1) Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi cho dung dịch axit Sunfuric vào ống nghiệm chứa Đồng (II) oxit CuO.

2) Giải thích tại sao khi tô vôi lên tường, sau một thời gian vôi khô và cứng lại. Viết phương trình hóa học minh họa. Biết rằng trong vôi tôi có Canxi hidroxit.

Bài giải:

1) Hiện tượng: CuO bị hòa tan, tạo ra dung dịch có màu xanh lam.

Phương trình hóa học: CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O

2) Giải thích: Do vôi tôi có chứa canxi hidroxit tác dụng với khí cacbonic trong không khí tạo ra canxi cacbonat là chất rắn màu trắng và khi khô lại sẽ cứng

  Phương trình hóa học minh họa: Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O

Bài 5: (3 điểm) Ngâm đinh Sắt dư trong 10 (ml) dung dịch Đồng (II) sunfat CuSO4 1M.

1) Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tính khối lượng Sắt tham gia phản ứng.

3) Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng của đinh Sắt sẽ tăng hay giảm bao nhiêu (g).

Bài giải:

1) Hiện tượng: Cây đinh sắt tan bớt trong dung dịch, có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt và dung dịch từ màu xanh lam chuyển sang không màu.  

  Phương trình hóa học: 

Fe  +  CuSO4 FeSO4 + Cu

mol: 0,01  0,01           0,01 0,01 

2) Ta có:

(phản ứng)

3) Ta có: (sinh ra)

(sinh ra) > (phản ứng) nên khối lượng của đinh sắt tăng lên là: 

        (tăng) (sinh ra) (phản ứng)

Vậy khối lượng đinh sắt sẽ tăng 0,08g


ĐỀ SỐ 2: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (2 điểm) Bổ túc các phương trình hóa học của các phản ứng sau:

1) AgNO3 + ? AgCl + ?

2) Fe + ? FeCl2 + ? 

3) CaCO3 ? + ?

4) Cu + H2SO4 đặc ? + ? 

Bài 2: (1 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, Na2SO4, HCl.

Bài 3: (1 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho dây Đồng vào dung dịch Bạc nitrat.

Bài 4: (2 điểm) Biểu diễn các chuyển đổi sau:

Al(OH)3    Al2O3    Al    Cu    CuO

Bài 5: (1 điểm) Tại Việt Nam biến đổi khí hậu đã đang gây ra rất nhiều sự thay đổi như nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5⁰C trong vòng 70 năm, số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỉ: mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm trong vòng 50 năm… Nguyên nhân đặc biệt quan trọng là khí CO2 được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên…) , phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất. Bạn cần nhớ rằng, bất cứ hoạt động nào của chúng ta cũng tạo ra khí nhà kính, ví dụ như: Tiêu thụ năng lượng thói quen sử dụng túi nilon, sử dụng phương tiện giao thông… Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hoạt động và kiểm soát lượng khí thải của mình.

1) Hãy cho biết ít nhất hai hành động nhỏ của mình góp phần ngăn cản biến đổi khí hậu.

2) Nhằm hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh, các nhà máy sử dụng hệ thống xử lí khói thải lò hơi, trong đó các loại khí độc bằng dung dịch NaOH cung cấp từ hệ thống bơm định lượng. Viết phương trình hóa học xảy ra sự hấp thụ này.

Bài 6: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 12 (g) Canxi sunfit CaSO3, bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit Clohiđric HCl 14,6%.

1) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

2) Dự đoán hiện tượng của phản ứng trên.

3) Tính khối lượng khí B thoát ra.

4) Tính khối lượng dung dịch Hcl đã dùng.

5) Xác định nồng độ phần trăm của muối có tring dung dịch A.

BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (2 điểm) Bổ túc các phương trình hóa học của các phản ứng sau:

1) AgNO3 + ? AgCl + ?

2) Fe + ? FeCl2 + ? 

3) CaCO3 ? + ?

4) Cu + H2SO4 đặc ? + ? 

Bài giải: 

1) AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3

2) Fe + 2HCl FeCl2 + H2

3) CaCO3 CaO + CO2

4) Cu + 2H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2 + 2H2O

Bài 2: (1 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, Na2SO4, HCl.

Bài giải:

Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử ta thấy:

⦁ Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là dd HCl

⦁ Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh là dd NaOH

⦁ Mẫu thử nào không làm đổi màu quỳ tím là dd Na2SO4

Bài 3: (1 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho dây Đồng vào dung dịch Bạc nitrat.

Bài giải:

Hiện tượng: Ta thấy dây đồng tan bớt trong dung dịch, có chất rắn màu sáng bạc bám ngoài dây đồng và dung dịch từ không màu chuyển dần sang màu xanh lam.

Phương trình hóa học: Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag

Bài 4: (2 điểm) Biểu diễn các chuyển đổi sau:

Al(OH)3    Al2O3    Al    Cu    CuO

Bài giải:

Các phương trình hóa học: 

⦁ 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2

⦁ 2Al2O3 4Al + 3O2 

⦁ 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu 

⦁ 2Cu + O2 2CuO

Bài 5: (1 điểm) Tại Việt Nam biến đổi khí hậu đã đang gây ra rất nhiều sự thay đổi như nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5⁰C trong vòng 70 năm, số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỉ: mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm trong vòng 50 năm… Nguyên nhân đặc biệt quan trọng là khí CO2 được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên…) , phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất. Bạn cần nhớ rằng, bất cứ hoạt động nào của chúng ta cũng tạo ra khí nhà kính, ví dụ như: Tiêu thụ năng lượng thói quen sử dụng túi nilon, sử dụng phương tiện giao thông… Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hoạt động và kiểm soát lượng khí thải của mình.

1) Hãy cho biết ít nhất hai hành động nhỏ của mình góp phần ngăn cản biến đổi khí hậu.

2) Nhằm hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh, các nhà máy sử dụng hệ thống xử lí khói thải lò hơi, trong đó các loại khí độc bằng dung dịch NaOH cung cấp từ hệ thống bơm định lượng. Viết phương trình hóa học xảy ra sự hấp thụ này.

Bài giải:

1) Hai hành động góp phần ngăn cản biến đổi khí hậu như không xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, trồng nhiều cây xanh để bảo vệ không khí trong lành.

2) Phương trình hóa học: CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O

Bài 6: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 12 (g) Canxi sunfit CaSO3, bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit Clohiđric HCl 14,6%.

1) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

2) Dự đoán hiện tượng của phản ứng trên.

3) Tính khối lượng khí B thoát ra.

4) Tính khối lượng dung dịch Hcl đã dùng.

5) Xác định nồng độ phần trăm của muối có tring dung dịch A.

Bài giải:

1) Phương trình hóa học: 

CaSO3 + HCl CaCl2 + SO2 + H2O

mol:     0,1   0,1           0,1        0,1      0,1 

2) Hiện tượng: Có khí mùi hắc thoát ra từ dung dịch là khí SO2

3)

4)

5)


ĐỀ SỐ 3: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN PHÚ NHUẬN, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:

Al2O3    Al    Al2(SO4)3    Al(OH)3    Al2O3

Bài 2: (2 điểm) Chọn chất thích hợp điền vào sơ đồ phản ứng và lập phương trình hóa học:

1) BaCO3 + ? BaCl2 + ? + ?

2) Cl2 + ? NaCl + NaClO + ? 

3) Cu(OH)2 + ? CuSO4 + ?

4) P2O5 + ? K3PO4 + ? 

Bài 3: (3 điểm) 

1) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4.

2) Nhận biết  các dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, NaCl, NaOH, AgNO3.

3) Axit Clohidric trong dạ dày người có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng đôi khi ta có cảm giác đầy hơi và ợ chua (nhất là sau khi ăn) là do một trong các nguyên nhân là axit ở dạ dày đã tác động ngược lên vùng thực quản. Uống thuốc kháng axit có thể làm giảm cảm giác này). Một viên thuốc kháng axit có chứa bazo như NaOH, Mg(OH)2,… Em hãy cho biết tác dụng của thuốc kháng axit và viết phương trình hóa học minh họa.

Bài 4: (3 điểm) Cho 416 (g) dung dịch CuSO4 5% vào 250 (ml) dung dịch KOH, thu được kết tủa A và dung dịch B. Lọc lấy kết tủa A đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X.

1) Viết phương trình hóa học.

2) Tính khối lượng chất rắn X sau khi nung.

3) Tính nồng độ mol của dung dịch KOH.

4) Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch B.

BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:

Al2O3    Al    Al2(SO4)3    Al(OH)3    Al2O3

Bài giải: 

Các phương trình hóa học: 

2Al2O3 4Al + 3O2 

  2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

 Al2(SO4)3 + 6NaOH 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 

 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2

Bài 2: (2 điểm) Chọn chất thích hợp điền vào sơ đồ phản ứng và lập phương trình hóa học:

1) BaCO3 + ? BaCl2 + ? + ?

2) Cl2 + ? NaCl + NaClO + ? 

3) Cu(OH)2 + ? CuSO4 + ?

4) P2O5 + ? K3PO4 + ? 

Bài giải:

1) BaCO3 + 2HCl BaCl2 + CO2 + H2

2) Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2

3) Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2

4) P2O5 + 6KOH 2K3PO4 + 3H2O

Bài 3: (3 điểm) 

1) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4.

2) Nhận biết  các dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, NaCl, NaOH, AgNO3.

3) Axit Clohidric trong dạ dày người có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng đôi khi ta có cảm giác đầy hơi và ợ chua (nhất là sau khi ăn) là do một trong các nguyên nhân là axit ở dạ dày đã tác động ngược lên vùng thực quản. Uống thuốc kháng axit có thể làm giảm cảm giác này). Một viên thuốc kháng axit có chứa bazo như NaOH, Mg(OH)2,… Em hãy cho biết tác dụng của thuốc kháng axit và viết phương trình hóa học minh họa.

Bài giải:

1) Hiện tượng: Đinh sắt tan bớt, có chất rắn màu đỏ bám trên đinh sắt và dung dịch có màu xanh lam nhạt màu dần. 

Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

2) Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử: 

Cho quỳ tím vào các mẫu thử trên ta thấy: 

- Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch H2SO4

- Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch NaOH 

- Mẫu thử nào không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch NaCl và dung dịch AgNO3

Tiếp tục cho dung dịch HCl vào các mẫu thử chứa dung dịch NaCl và dung dịch AgNO3 ta thấy:

- Mẫu thử nào có xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch AgNO3

HCl + AgNO3 AgCl + HNO3

- Mẫu thử nào không thấy có hiện tượng gì là dung dịch NaCl 

3) Tác dụng: làm giảm lượng axit trong dạ dày vì axit trong dạ dày khi gặp thuốc chứa bazơ sẽ tạo ra muối và nước. 

Phương trình hóa học:

HCl + NaOH NaCl + H2

2HCl + Mg(OH)2 MgCl2 + H2O

Bài 4: (3 điểm) Cho 416 (g) dung dịch CuSO4 5% vào 250 (ml) dung dịch KOH, thu được kết tủa A và dung dịch B. Lọc lấy kết tủa A đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X.

1) Viết phương trình hóa học.

2) Tính khối lượng chất rắn X sau khi nung.

3) Tính nồng độ mol của dung dịch KOH.

4) Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch B.

Bài giải:

1) Phương trình hóa học:

CuSO4 + 2KOH K2SO4 + Cu(OH)2

mol: 0,13🠂   0,26   0,13     0,13 

Cu(OH)2 CuO + H2

mol: 0,13 🠂     0,13     0,13 

2)  

 

3)

4)  

ĐỀ SỐ 4: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN GÒ VẤP, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

1) Fe + Cl2 ?

2) MgSO4 + ?

3) ? + ? CaCO3 + ? 

Bài 2: (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho mẫu Đồng (đã làm sạch) vào ống nghiệm chứa một ít dung dịch Bạc nitrat (AgNO3).

Bài 3: (1,5 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Ca(OH)2, KCl, HCl, H2SO4.

Bài 4: (1,5 điểm) Cho các kim loại sau: Ag, Fe, K, Cu.

1) Hãy sắp xếp các kim loại theo theo chiều giảm dần độ hoạt động hóa học.

2) Có bao nhiêu kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Viết phương trình hóa học xảy ra.

Bài 5: (1 điểm) Hóa học quanh em:

1) Ngòi của ong và kiến chứa axit trong khi ngòi của ong vò vẽ lại chứa bazo. Em hãy nêu một số chất thông thường (được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày) để có thể điều trị giảm đau cho người bị ong hoặc kiến đốt hoặc người bị ong vò vẽ đốt.

2) Baking soda được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và nhiều ứng dụng khác, có công thức hóa học là NaHCO3. Trong y tế, baking soda còn được dùng trung hòa axit chữa đau dạ dày, dùng nước trắng răng. Khi gặp nhiệt độ nóng hay sử dụng trực tiếp chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng răng. Khi gặp nhiệt độ nóng hay tác dụng với chất có tính axit, baking soda sẽ giải phóng ra khí CO2, do đó nó thường được dùng trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh. Em hãy viết phương trình hóa học giữa Baking soda và dung dịch HCl.

Bài 6: (1,5 điểm) Thực hiện chuỗi phương trình hóa học sau:

Al(OH)2    Al2O3    AlCl3    Al(NO3)3

Bài 7: (2 điểm) Cho 100 (ml) dung dịch Ba(OH)2 2M tác dụng với 80 (g) dung dịch H2SO4 36,7% thu được dung dịch A và kết tủa B.

1) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.

3) Nếu cho quỳ tím vào dung dịch A thu được sau phản ứng thì sẽ có hiện tượng gì? Giải thích?


BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

1) Fe + Cl2 ?

2) MgSO4 + ?

3) ? + ? CaCO3 + ? 

Bài giải: 

1) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 

2) MgSO4 + H2O dung dịch MgSO4

3) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

Bài 2: (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho mẫu Đồng (đã làm sạch) vào ống nghiệm chứa một ít dung dịch Bạc nitrat (AgNO3).

Bài giải:

Hiện tượng: Ta thấy mẫu đồng tan bớt, có kim loại màu sáng bạc bám trên thanh đồng và dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh lam. 

Phương trình hóa học: Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag

Bài 3: (1,5 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Ca(OH)2, KCl, HCl, H2SO4.

Bài giải:

Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử. 

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử ta thấy:

- Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch Ca(OH)2

- Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 

- Mẫu thử nào làm quỳ tím không đổi màu là dung dịch KCl

Tiếp tục cho dung dịch Ba(OH)2 vào các mẫu thử chứa dung dịch HCl và dung dịch H2SO4

- Mẫu thử nào có xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch H2SO4

Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2

- Mẫu thử nào không có hiện tượng gì là dung dịch HCl

Bài 4: (1,5 điểm) Cho các kim loại sau: Ag, Fe, K, Cu.

1) Hãy sắp xếp các kim loại theo theo chiều giảm dần độ hoạt động hóa học.

2) Có bao nhiêu kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Viết phương trình hóa học xảy ra.

Bài giải:

1) Độ giảm dần hoạt động hóa học của các kim loại là: K, Fe, Cu, Ag

2) Có 2 kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: K, Fe 

Phương trình hóa học: 

2K + H2SO4 K2SO4 + H2 

2K (dư) + 2H2O 2KOH + H2 

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2

Bài 5: (1 điểm) Hóa học quanh em:

1) Ngòi của ong và kiến chứa axit trong khi ngòi của ong vò vẽ lại chứa bazo. Em hãy nêu một số chất thông thường (được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày) để có thể điều trị giảm đau cho người bị ong hoặc kiến đốt hoặc người bị ong vò vẽ đốt.

2) Baking soda được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và nhiều ứng dụng khác, có công thức hóa học là NaHCO3. Trong y tế, baking soda còn được dùng trung hòa axit chữa đau dạ dày, dùng nước trắng răng. Khi gặp nhiệt độ nóng hay sử dụng trực tiếp chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng răng. Khi gặp nhiệt độ nóng hay tác dụng với chất có tính axit, baking soda sẽ giải phóng ra khí CO2, do đó nó thường được dùng trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh. Em hãy viết phương trình hóa học giữa Baking soda và dung dịch HCl.

Bài giải:

1) Các biện pháp thông thường sử dụng trong cuộc sống hằng ngày là rửa bằng nước sạch tại vùng bị đốt, chườm đá lên chỗ bị đốt hoặc dùng kem đánh răng bôi lên chỗ bị đốt,…

2) Phương trình hóa học: 

NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O

Bài 6: (1,5 điểm) Thực hiện chuỗi phương trình hóa học sau:

Al(OH)2    Al2O3    AlCl3    Al(NO3)3

Bài giải:

2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O

Al2O3 + 6HCl  2AlCl3 + 3H2

AlCl3 + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3AgCl

Bài 7: (2 điểm) Cho 100 (ml) dung dịch Ba(OH)2 2M tác dụng với 80 (g) dung dịch H2SO4 36,7% thu được dung dịch A và kết tủa B.

1) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.

3) Nếu cho quỳ tím vào dung dịch A thu được sau phản ứng thì sẽ có hiện tượng gì? Giải thích? 

Bài giải:

1) Phương trình phản ứng: 

Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2

Ban đầu:         0,2mol       0,3mol

Phản ứng:       0,2mol       0,2mol            0,2mol       0,4mol

Sau phản ứng: 0                0,1 mol           0,2mol       0,4mol 

2)

Ta có: H2SO4 dư sau phản ứng còn Ba(OH)2 hết sau phản ứng

3) Vì dung dịch A sau phản ứng chỉ có H2SO4 dư nên sẽ làm quỳ tím hóa đỏ.

ĐỀ SỐ 5: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN BÌNH THẠNH, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (3 điểm) Xét các bazơ sau: KOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3 

1) Trong nước, chỉ ra bazơ nào tan, bazo nào không tan.

2) Viết phương trình phản ứng phân hủy nhiệt.

3) Viết các phương trình phản ứng giữa bazơ tan với CO2, P2O5.

Bài 2: (1,5 điểm) Phân biệt các chất rắn sau: BaCO3, Al(OH)3, NaOH.

Bài 3: (3 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Cu    CuO    CuSO4    Cu(OH)2    CuCl2    Cu(NO3)2    Cu

Bài 4: (0,5 điểm) Tinh chế Mg(NO3)2 có lẫn Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 

Bài 5: (2 điểm) Cho 50 (g) CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch 200ml dung dịch H2SO4 3M, thu được chất rắn D.

1) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tính khối lượng rắn D 

3) Tính nồng độ mol dung dịch A. (Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (3 điểm) Xét các bazơ sau: KOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3 

1) Trong nước, chỉ ra bazơ nào tan, bazo nào không tan.

2) Viết phương trình phản ứng phân hủy nhiệt.

3) Viết các phương trình phản ứng giữa bazơ tan với CO2, P2O5.

Bài giải: 

1) Bazơ tan trong nước là: KOH, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước là: Cu(OH)2, Fe(OH)3.

2) Phương trình phản ứng: 

Cu(OH)2 CuO + H2O

2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

3) Phương trình phản ứng: 

2KOH + CO2   K2CO3 + H2

Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2

6KOH + P2O5 2K3PO4 + 3H2

3Ba(OH)2 + P2O5 Ba3(PO4)2 + 3H2O

Bài 2: (1,5 điểm) Phân biệt các chất rắn sau: BaCO3, Al(OH)3, NaOH.

Bài giải:

Trích mỗi chất rắn mỗi ít ra làm mẫu thử. 

Hòa tan các mẫu thử vào nước ta thấy: 

- Mẫu nào không tan trong nước là chất rắn BaCO3

- Mẫu nào không tan trong nước và tạo thành keo trắng là chất rắn Al(OH)3

- Mẫu nào tan trong nước là chất rắn NaOH

Bài 3: (3 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Cu    CuO    CuSO4    Cu(OH)2    CuCl2    Cu(NO3)2    Cu

Bài giải:

Các phương trình hóa học: 

2Cu + O2 2CuO 

CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O

CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 

Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2

CuCl2 + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2AgCl

Cu(NO3)2 + Mg Mg(NO3)2 + Cu

Bài 4: (0,5 điểm) Tinh chế Mg(NO3)2 có lẫn Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 

Bài giải:

Hòa tan hỗn hợp các chất trên vào nước ta thu được dung dịch chứa 3 chất tan trên sau đó ta cho kim loại Mg (lấy dư) vào dung dịch hỗn trên ta thấy có hỗn hợp các chất rắn xuất hiện, sau đó ta lọc các chất rắn ra từ hỗn hợp còn lại dung dịch, sau đó cô cạn dung dịch ta thu được chất rắn Mg(NO3)2 cần tìm. 

Phương trình hóa học:

Mg + Fe(NO3)2  Mg(NO3)2 + Fe

Mg + Cu(NO3)2 Mg(NO3)2 + Cu

Bài 5: (2 điểm) Cho 50 (g) CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch 200ml dung dịch H2SO4 3M, thu được chất rắn D.

1) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tính khối lượng rắn D 

3) Tính nồng độ mol dung dịch A. (Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

Bài giải:

1) Phương trình hóa học:

CaCO3 + H2SO4 CaSO4 + CO2 + H2

Ban đầu: 0,5mol   0,6mol 

Phản ứng: 0,5mol   0,5mol            0,5mol       0,5mol   0,5mol

Sau phản ứng: 0            0,1mol            0,5mol       0,5mol   0,5mol 

2)

3)  




ĐỀ SỐ 6: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN 12, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (1 điểm) Vì sao trong nông nghiệp người ta dùng Canxi oxit khử chua đất trồng trọt, còn trong chăn nuôi dùng Canxi oxit để là vệ sinh trại.

Bài 2: (2 điểm) Thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau:

Al    Al2O3    AlCl3    Al(NO3)3    Al(OH)3

Bài 3: (2 điểm) Cho các chất sau: NaOH, H2SO4, CuSO4, BaCl2. Chất nào tác dụng với nhau. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 

Bài 4: (2 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, NaCl, Na2SO4.

Bài 5: (3 điểm) Cho 16 (g) CuSO4 tác dụng vừa đủ với 200 (ml) dung dịch KOH. Sau phản ứng thu được kết tủa.

1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tính nồng độ mol dung dịch KOH đã dùng.

3) Đem kết tủa nung ở độ nhiệt độ cao thì thu được một chất rắn không tan. Tính khối lượng chất rắn thu được. 

BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (1 điểm) Vì sao trong nông nghiệp người ta dùng Canxi oxit khử chua đất trồng trọt, còn trong chăn nuôi dùng Canxi oxit để là vệ sinh trại.

Bài giải: 

Người ta thường rắc canxi oxit để khử đất chua vì đất chua có tính axit, canxi oxit có tính bazơ nên khi axit gặp bazơ sẽ tạo thành muối trung hòa. 

Người ta thường rắc canxi oxit trong các trại chăn nuôi vì canxi oxit có tính diệt trùng và khử khuẩn.

Bài 2: (2 điểm) Thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau:

Al    Al2O3    AlCl3    Al(NO3)3    Al(OH)3

Bài giải:

2Al + 3O2 2Al2O3  

Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O

AlCl3 + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3AgCl

Al(NO3)3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaNO3

Bài 3: (2 điểm) Cho các chất sau: NaOH, H2SO4, CuSO4, BaCl2. Chất nào tác dụng với nhau. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Bài giải:

Các phương trình hóa học: 

2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2

2NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2

H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 

CuSO4 + BaCl2 BaSO4 + CuCl2

Bài 4: (2 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, NaCl, Na2SO4.

Bài giải:

Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử. 

Cho quỳ tím lần lượt và các mẫu thử trên ta thấy: 

- Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch H2SO4 

- Mẫu thử nào không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4

Sau đó cho dung dịch Ba(OH)2 vào các mẫu chứa dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4 ta thấy:

- Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4 

Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaOH 

- Mẫu thử nào không có hiện tượng gì là dung dịch NaCl

Bài 5: (3 điểm) Cho 16 (g) CuSO4 tác dụng vừa đủ với 200 (ml) dung dịch KOH. Sau phản ứng thu được kết tủa.

1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tính nồng độ mol dung dịch KOH đã dùng.

3) Đem kết tủa nung ở độ nhiệt độ cao thì thu được một chất rắn không tan. Tính khối lượng chất rắn thu được.

Bài giải:

1) Phương trình hóa học: 

CuSO4 + 2KOH Cu(OH)2 + K2SO4 

mol: 0,1mol   0,2mol           0,1mol       0,1mol 

2)

3) Phương trình hóa học: 

Cu(OH)2 CuO + H2

mol: 0,1mol                 0,1mol 




ĐỀ SỐ 7: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN 11, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (2 điểm) Thực hiện chuyển đổi hóa học sau:

Al(OH)3    Al2O3    Al    AlCl3    Al(NO3)2

Bài 2: (1,5 điểm) Trình bày hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:

1) Thêm 1 – 2 (ml) dung dịch HCl và ống nghiệm có một ít bột Fe2O3, lắc nhẹ.

2) Nhỏ 4 – 5 giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có một ít bột Nhôm dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ.

Bài 3: (2,5 điểm) 

1) Viết một phương trình hóa học chứng minh Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.

2) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, NaNO3, Na2SO4.

Bài 4: (1 điểm) Sau khi tiến hành thí nghiệm cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng thường sinh ra khí nào? Nêu biện pháp xử lí khí này ngay trong phòng thí nghiệm.

Bài 5: (3 điểm) Cho 250 (ml) dung dịch KOH 2M tác dụng vừa đủ với V (ml) dung dịch CuCl2 0,5M thu được kết tủa A và dung dịch B.

1) Tính V (ml).

2) Lọc lấy kết tủa A rồi cho vào cốc chứa 450 (g) dung dịch HCl 7,3%. Tính khối lượng các chất tan có trong dung dịch thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (2 điểm) Thực hiện chuyển đổi hóa học sau:

Al(OH)3    Al2O3    Al    AlCl3    Al(NO3)2

Bài giải: 

Các phương trình hóa học: 

2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2

2Al2O3 4Al + 3O2 

2Al + 3Cl2 2AlCl3 

AlCl3 + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3AgCl

Bài 2: (1,5 điểm) Trình bày hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:

1) Thêm 1 – 2 (ml) dung dịch HCl và ống nghiệm có một ít bột Fe2O3, lắc nhẹ.

2) Nhỏ 4 – 5 giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có một ít bột Nhôm dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ.

Bài giải:

1) Hiện tượng: Ta thấy bột Fe2O3 tan ra và tạo dung dịch có màu nâu đỏ.

Phương trình hóa học: 

6HCl + Fe2O3 2FeCl3 + 3H2

2) Hiện tượng: Có bọt khí không màu thoát ra từ ống nghiệm.

Phương trình hóa học: 

2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2

Bài 3: (2,5 điểm) 

1) Viết một phương trình hóa học chứng minh Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.

2) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, NaNO3, Na2SO4.

Bài giải:

1) Phương trình hóa học: 

Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu 

Ta thấy Fe đẩy Cu ra khỏi muối nên Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu. 

2) Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử. 

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên ta thấy:

- Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch NaOH

- Mẫu thử nào không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch NaNO3 và dung dịch Na2SO4

Sau đó, cho dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử chứa dung dịch NaNO3 và dung dịch Na2SO4 ta thấy:

- Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4 

BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl 

- Mẫu thử nào không có hiện tượng gì là dung dịch NaNO3

Bài 4: (1 điểm) Sau khi tiến hành thí nghiệm cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng thường sinh ra khí nào? Nêu biện pháp xử lí khí này ngay trong phòng thí nghiệm.

Bài giải:

Khi cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng sẽ sinh ra khí SO2 có mùi hắc. 

Để loại bỏ khí SO2 trong phòng thí nghiệm người ta thường dẫn khí SO2 thoát ra qua dung dịch nước vôi trong  Ca(OH)2 dư. 

SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O

Bài 5: (3 điểm) Cho 250 (ml) dung dịch KOH 2M tác dụng vừa đủ với V (ml) dung dịch CuCl2 0,5M thu được kết tủa A và dung dịch B.

1) Tính V (ml).

2) Lọc lấy kết tủa A rồi cho vào cốc chứa 450 (g) dung dịch HCl 7,3%. Tính khối lượng các chất tan có trong dung dịch thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài giải:

1) Phương trình hóa học: 

2KOH + CuCl2 2KCl + Cu(OH)2

mol: 0,5mol  0,25mol        0,5mol  0,25mol 

(lít) = 500 (ml) 

2) Kết tủa A là Cu(OH)2 

Phương trình hóa học: 

Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2

Ban đầu: 0,25mol    0,9mol 

Phản ứng:       0,25mol    0,5mol          0,25mol 

Sau phản ứng: 0               0,4mol          0,25mol 

Ta có: Sau phản ứng ta thấy HCl còn dư và Cu(OH)2 hết

Sau phản ứng dung dịch có các chất tan: CuCl2: 0,25mol; HCl (dư): 0,4mol 


ĐỀ SỐ 8: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN 10, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:

Al    AlCl3    Al(NO3)3    Al(OH)2    Al2O3    Al

Bài 2: (1,5 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaNO3, HNO3, Na2SO4

Bài 3: (2 điểm) 

1) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi nhúng thanh kim loại Đồng vào dung dịch Bạc nitrat không màu.

2) Bạn An làm thí nghiệm sau: Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn và quan sát. Hãy giúp bạn An nêu hai hiện tượng giải thích và viết phương trình hóa học của thí nghiệm trên.

Bài 4: (1 điểm) Một người thợ xây hòa chất rắn A vào nước, khuấy đều tạo thành dung dịch B và quét lên tường. Một thời gian sau, dung dịch B phản ứng với một chất khí C trong không khí bị ngấm nước. Em hãy:

1) Xác định tên các chất A, B, C, D.

2) Viết các phương trình hóa học minh họa cho hiện tượng trên.

Bài 5: (3 điểm) Cho 9,6 (g) hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với 150 (g) dung dịch axit Clohidric HCl sau phản ứng thu được 3,36 (l) khí Hidro (đktc).

1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

3) Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit Clohidric đã dùng.

BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:

Al    AlCl3    Al(NO3)3    Al(OH)2    Al2O3    Al

Bài giải: 

Các phương trình hóa học: 

2Al + 3Cl2 2AlCl3 

AlCl3 + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3AgCl

Al(NO3)3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaNO3 

2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2

2Al2O3 4Al + 3O2

Bài 2: (1,5 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaNO3, HNO3, Na2SO4

Bài giải:

Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử: 

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên ta thấy: 

- Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch HNO3

- Mẫu thử nào không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch NaNO3 và dung dịch Na2SO4

Sau đó cho dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử chứa dung dịch NaNO3 và dung dịch Na2SO4 ta thấy:

- Mẫu thử nào có xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl

- Mẫu thử nào không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch Na2SO4

Bài 3: (2 điểm) 

1) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi nhúng thanh kim loại Đồng vào dung dịch Bạc nitrat không màu.

2) Bạn An làm thí nghiệm sau: Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn và quan sát. Hãy giúp bạn An nêu hai hiện tượng giải thích và viết phương trình hóa học của thí nghiệm trên.

Bài giải:

1) Hiện tượng: Ta thấy thanh kim loại đồng tan bớt, có chất rắn màu sáng bạc bám trên thanh đồng vào dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh lam.

Phương trình hóa học: 

Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag

2) Hiện tượng: Ta thấy bột nhôm cháy sáng và tạo ra chất rắn màu trắng 

Phương trình hóa học: 

4Al + 3O2 2Al2O3

Bài 4: (1 điểm) Một người thợ xây hòa chất rắn A vào nước, khuấy đều tạo thành dung dịch B và quét lên tường. Một thời gian sau, dung dịch B phản ứng với một chất khí C trong không khí bị ngấm nước. Em hãy:

1) Xác định tên các chất A, B, C, D.

2) Viết các phương trình hóa học minh họa cho hiện tượng trên.

Bài giải:

1) A: CaO; B: Ca(OH)2; C: CO2; D: CaCO3

2) Phương trình hóa học: 

CaO + H2O Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O

Bài 5: (3 điểm) Cho 9,6 (g) hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với 150 (g) dung dịch axit Clohidric HCl sau phản ứng thu được 3,36 (l) khí Hidro (đktc).

1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

3) Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit Clohidric đã dùng. 

Bài giải:

1) Phương trình hóa học: 

Mg    +   2HCl MgCl2 + H2

a mol     2a mol         a mol     a mol 

MgO + 2HCl MgCl2 + H2

b mol  2b mol          b mol    b mol 

2)

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

3)



ĐỀ SỐ 9: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN 6, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi chuyển đổi hóa học sau:

Fe    FeS    FeCl2    Fe(OH)2    FeSO4

Bài 2: (1 điểm) Trình bày hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho vài giọt dung dịch Natri hiđroxit vào trong dung dịch Sắt (III) clorua.

Bài 3: (2 điểm) Nhận biết các dung dịch sau: KOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3 

Bài 4: (1 điểm) Viết phương trình hóa học khi thực hiện phản ứng đốt Sắt trong khí Clo và đốt Sắt với Lưu huỳnh. Từ phương trình hóa học trên có thể rút ra kết luận gì về tính phi kim của Clo và Lưu huỳnh.

Bài 5: (1 điểm) Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích: Cuốc, xẻng, đinh Sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng thường được bôi một lớp dầu mỡ để làm gì.

Bài 6: (3 điểm) Cho 31,8 (g) Natri cacbonat tác dụng vừa đủ với dung dịch axit Clohidric 14,6%.

1) Tính thể tích khí sinh ra (đktc).

2) Tính khối lượng dung dịch axit Clohiđric đã dùng.

3) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối Natri clorua sinh ra sau phản ứng.

BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi chuyển đổi hóa học sau:

Fe    FeS    FeCl2    Fe(OH)2    FeSO4

Bài giải: 

Các phương trình hóa học: 

Fe + S FeS

FeS + 2HCl   FeCl2 + H2S

FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl 

Fe(OH)2 + H2SO4 FeSO4 + 2H2O

Bài 2: (1 điểm) Trình bày hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho vài giọt dung dịch Natri hiđroxit vào trong dung dịch Sắt (III) clorua.

Bài giải:

Hiện tượng: ta thấy dung dịch có xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

Phương trình hóa học: 

3NaOH+ FeCl3  Fe(OH)3 + 3NaCl

Bài 3: (2 điểm) Nhận biết các dung dịch sau: KOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3 

Bài giải:

Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử. 

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên ta thấy:

- Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch KOH

- Mẫu thử nào không làm quỳ tím đổi màu là các dung dịch NaCl, Na2SO4, NaNO3

Sau đó, tiếp tục cho dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử chứa các dung dịch NaCl, Na2SO4, NaNO3 ta thấy: 

  - Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl

- Mẫu thử nào không thấy có hiện tượng gì là các dung dịch NaCl, NaNO3

Cuối cùng, cho dung dịch AgNO3 vào các dung dịch NaCl, NaNO3 ta thấy:

- Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch NaCl

AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3

- Mẫu thử nào không có hiện tượng gì là dung dịch NaNO3

Bài 4: (1 điểm) Viết phương trình hóa học khi thực hiện phản ứng đốt Sắt trong khí Clo và đốt Sắt với Lưu huỳnh. Từ phương trình hóa học trên có thể rút ra kết luận gì về tính phi kim của Clo và Lưu huỳnh.

Bài giải:

Phương trình hóa học: 

2Fe + 3Cl2 2FeCl3 

Fe + S FeS 

Kết luận: Tính phi kim của Clo mạnh hơn Lưu huỳnh vì Clo tạo ra sắt (III) còn lưu huỳnh chỉ tạo ra sắt (II)

Bài 5: (1 điểm) Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích: Cuốc, xẻng, đinh Sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng thường được bôi một lớp dầu mỡ để làm gì.

Bài giải:

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hóa học vì có sự tạo thành chất mới. 

Ta bôi một lớp dầu mỡ lên các dụng cụ trên khi không sử dụng vì lớp dầu mỡ có tác dụng bảo vệ sắt trong các dụng cụ không cho sắt tiếp xúc với các chất trong môi trường xung quanh nên không xảy ra hiện tượng hóa học và sắt không bị gỉ sét nên bảo quản được tốt hơn. 

Bài 6: (3 điểm) Cho 31,8 (g) Natri cacbonat tác dụng vừa đủ với dung dịch axit Clohidric 14,6%.

1) Tính thể tích khí sinh ra (đktc).

2) Tính khối lượng dung dịch axit Clohiđric đã dùng.

3) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối Natri clorua sinh ra sau phản ứng.

Bài giải:

1) Phương trình hóa học: 

Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O

0,3mol🠂 0,6mol          0,6mol  0,3mol 

(lít) 

2)

3) Sau phản ứng ta có: 


ĐỀ SỐ 10: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (2 điểm) Thực hiện chuỗi biến hóa sau:

MnO2    Cl2    FeCl3    Fe(OH)3    Fe2O3

Bài 2: (1,5 điểm) 

1) Cho các kim loại: Zn, Mg, K, Al, Cu, Ag, Fe. Sắp xếp các kim loại trên theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần.

2) Viết hai phương trình hóa học chứng minh kim loại Nhôm đứng trước Hiđro và mạnh hơn Đồng Cu trong dãy hoạt động hóa học kim loại.

Bài 3: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau đựng riêng biệt trong mỗi lọ:

1) Dung dịch axit Clohiđric HCl và axit Sunfuric H2SO4.

2) Khí Cacbon đioxit CO2 và khí Oxi O2.

Bài 4: (2 điểm) Có 3 ống nghiệm đựng riêng biệt ba hóa chất sau:

- Ống nghiệm 1: đựng dung dịch Bạc nitrat AgNO3.

- Ống nghiệm 2: đựng một ít Đồng Cu.

- Ống nghiệm 3: đựng Đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2.

Nhỏ dung dịch axit Clođidric HCl lần lượt vào ba ống nghiệm trên. Nêu hiện tượng quan sát được, viết phương trình hóa học xảy ra trong mỗi ống nghiệm (nếu có).

Bài 5: (3 điểm) 

1) Cho 15,9 (g) Na2CO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 9,8% thu được chất khí A và dung dịch B.

a) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng.

b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch B.

2) Cho 4,68 (g) kim loại R có hóa trị I tác dụng với nước lấy dư thấy thoát ra 1,344 (l) khí (đktc). Xác định kim loại R.


BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (2 điểm) Thực hiện chuỗi biến hóa sau:

MnO2    Cl2    FeCl3    Fe(OH)3    Fe2O3

Bài giải: 

Các phương trình hóa học:  

MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2

3Cl2 + 2Fe 2FeCl3 

FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl 

2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

Bài 2: (1,5 điểm) 

1) Cho các kim loại: Zn, Mg, K, Al, Cu, Ag, Fe. Sắp xếp các kim loại trên theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần.

2) Viết hai phương trình hóa học chứng minh kim loại Nhôm đứng trước Hiđro và mạnh hơn Đồng Cu trong dãy hoạt động hóa học kim loại.

Bài giải:

1) Mức độ hoạt động hóa học giảm dần là: K, Mg, Al, Zn, Fe, Cu, Ag 

2) Phương trình hóa học:

2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 

Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu

Bài 3: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau đựng riêng biệt trong mỗi lọ:

1) Dung dịch axit Clohiđric HCl và axit Sunfuric H2SO4.

2) Khí Cacbon đioxit CO2 và khí Oxi O2.

Bài giải:

1) Trích mỗi dung dịch mỗi lọ một ít ra làm mẫu thử: 

Cho dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử trên ta thấy:

- Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch H2SO4

  BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl 

- Mẫu thử nào không thấy có hiện tượng gì là dung dịch HCl 

2) Trích mỗi lọ một ít khí ra làm mẫu thử: 

Dẫn lần lượt các khí mẫu thử qua dung dịch Ca(OH)2 ta thấy:

- Mẫu thử nào có xuất hiện kết tủa trắng là khí CO2

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

- Mẫu thử nào không có hiện tượng gì là khí O2

Bài 4: (2 điểm) Có 3 ống nghiệm đựng riêng biệt ba hóa chất sau:

- Ống nghiệm 1: đựng dung dịch Bạc nitrat AgNO3.

- Ống nghiệm 2: đựng một ít Đồng Cu.

- Ống nghiệm 3: đựng Đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2.

Nhỏ dung dịch axit Clođidric HCl lần lượt vào ba ống nghiệm trên. Nêu hiện tượng quan sát được, viết phương trình hóa học xảy ra trong mỗi ống nghiệm (nếu có).

Bài giải:

Ống nghiệm 1:

+ Hiện tượng: Ta thấy trong dung dịch có xuất hiện kết tủa trắng. 

+ Phương trình hóa học: 

HCl + AgNO3 AgCl + HNO3

Ống nghiệm 2: Ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra và cũng không có phản ứng xảy ra. 

Ống nghiệm 3: 

+ Hiện tượng: Ta thấy chất rắn màu xanh tan dần ra và tạo ra dung dịch màu xanh lam. 

+ Phương trình hóa học: 

2HCl + Cu(OH)2 CuCl2 + 2H2O

Bài 5: (3 điểm) 

1) Cho 15,9 (g) Na2CO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 9,8% thu được chất khí A và dung dịch B.

a) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng.

b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch B.

2) Cho 4,68 (g) kim loại R có hóa trị I tác dụng với nước lấy dư thấy thoát ra 1,344 (l) khí (đktc). Xác định kim loại R. 

Bài giải:

1) Phương trình hóa học: 

Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + CO2 + H2

0,15mol   0,15mol         0,15mol  0,15mol 

Dung dịch B là dung dịch Na2SO4 

2) Phương trình hóa học: 

2R + 2H2O 2ROH + H2

0,12mol                                0,06mol                               

đvC 

Vậy R là kim loại Kali




ĐỀ SỐ 11: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, QUẬN 1, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (3 điểm) Bổ túc các phương trình hóa học sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

1) Fe + Cl2 ?

2) Al + HCl

3) Cu(OH)2 + ? CuSO4 + ?

4) NaCl + ? NaNO3 + ? 

5) ? + Al(NO3)3 ? + Al

6) Al(OH)3 Al2O3 + O2 

Bài 2: (2 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:

1) Dẫn khí Cl2 vào cốc đựng nước, nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được.

2) Ngâm đinh Sắt trong ống nghiệm có chứa dung dịch CuSO4.

Bài 3: (1 điểm) Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Em hãy nêu cách làm sạch dung dịch ZnSO4. Viết phương trình hóa học.

Bài 4: (3 điểm) Cho 67,2 (g) MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 25% thu được dung dịch A và khí B. Dẫn toàn bộ khí B qua ống nghiệm có chứa dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được rắn C.

1) Viết phương trình hóa học.

2) Tính thể tích khí B sinh ra (đktc) và khối lượng dung dịch HCl tham gia phản ứng.

3) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A.

4) Tính khối lượng chất rắn C.

Bài 5: (1 điểm) Natri hiđroxit hay Hiđroxit natri (công thức hóa học NaOH hay thường được gọi là xút hay xút ăn da. Natri hiđroxit tạo thành dung dịch kiềm mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước, dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa. Natri hiđroxit tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hiđroxit  rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bão quản ở trong bình có nắp kín. Nó phản ứng mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng nhiệt lớn, hòa tan trong Etanol và Methanol. Nó cũng hòa tan trong este và các dung môi khác và để lại màu vàng trên giấy và sợi. Em hãy viết bốn phương trình hóa học khác nhau điều chế NaOH.


BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (3 điểm) Bổ túc các phương trình hóa học sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

1) Fe + Cl2 ?

2) Al + HCl

3) Cu(OH)2 + ? CuSO4 + ?

4) NaCl + ? NaNO3 + ? 

5) ? + Al(NO3)3 ? + Al

6) Al(OH)3 Al2O3 + O2 

Bài giải: 

1) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 

2) 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 

3) Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2

4) NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 

5) 3Mg + 2Al(NO3)3 3Mg(NO3)2 + 2Al

6) 2Al(OH)3 Al2O3+ 3H2O

Bài 2: (2 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:

1) Dẫn khí Cl2 vào cốc đựng nước, nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được.

2) Ngâm đinh Sắt trong ống nghiệm có chứa dung dịch CuSO4.

Bài giải:

1) Hiện tượng: Ta thấy lúc đầu ta thấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ sau đó chuyển sang màu trắng (không màu)

Phương trình hóa học: 

Cl2 + H2O HCl + HClO 

HCl làm quỳ tím hóa đỏ, HClO khử màu của quỳ. 

2) Hiện tượng: Cây đinh sắt tan bớt, có chất rắn màu đỏ bám trên cây đinh sắt và dung dịch từ màu xanh lam chuyển sang không màu. 

Phương trình hóa học: 

Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

Bài 3: (1 điểm) Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Em hãy nêu cách làm sạch dung dịch ZnSO4. Viết phương trình hóa học.

Bài giải:

Cách làm: Cho kim loại kẽm dư vào dung dịch CuSO4 ta lọc lấy chất rắn sau khi phản ứng xong còn lại là dung dịch ZnSO4 cần tìm. 

Phương trình hóa học: 

Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu

Bài 4: (3 điểm) Cho 67,2 (g) MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 25% thu được dung dịch A và khí B. Dẫn toàn bộ khí B qua ống nghiệm có chứa dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được rắn C.

1) Viết phương trình hóa học.

2) Tính thể tích khí B sinh ra (đktc) và khối lượng dung dịch HCl tham gia phản ứng.

3) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A.

4) Tính khối lượng chất rắn C.

Bài giải:

1) Phương trình hóa học:

MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2

0,8mol    1,6mol          0,8mol  0,8mol 

CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O

0,8mol                           0,8mol  

2)

(lít) 

3) Dung dịch A là dung dịch MgCl2

4)

Bài 5: (1 điểm) Natri hiđroxit hay Hiđroxit natri (công thức hóa học NaOH hay thường được gọi là xút hay xút ăn da. Natri hiđroxit tạo thành dung dịch kiềm mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước, dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa. Natri hiđroxit tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hiđroxit  rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bão quản ở trong bình có nắp kín. Nó phản ứng mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng nhiệt lớn, hòa tan trong Etanol và Methanol. Nó cũng hòa tan trong este và các dung môi khác và để lại màu vàng trên giấy và sợi. Em hãy viết bốn phương trình hóa học khác nhau điều chế NaOH. 

Bài giải:

Bốn phương trình hóa học điều chế NaOH 

2Na + 2H2O 2NaOH + H2

Na2SO4 + Ba(OH)2 2NaOH + BaSO4

Na2O + H2O 2NaOH 

2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 

ĐỀ SỐ 12: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 HÓA HỌC 9, HUYỆN HÓC MÔN, TPHCM, NĂM 2016-2017

(CÓ BÀI GIẢI CHI TIẾT)


Bài 1: (2 điểm)

1) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) SO2 + Ca(OH)2

b) CaO + H2SO4  

c) Fe + Cl2  

2) Thực hiện dãy biến hóa: MgSO4    MgCl2    MgCO3    MgO

Bài 2: (2 điểm) 

1) Cho các kim loại: Na, Mg, Cu.

a) Sắp xếp các kim loại theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần.

b) Kim loại nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

c) Kim loại nào tác dụng với dung dịch HCl.

(Không viết phương trình phản ứng)

2) Viết một phương trình phản ứng điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm với nguyên liệu là H2SO4 đậm đặc. Đồng kim loại và một phương trình phản ứng minh họa quá trình sản xuất NaOH trong công nghiệp.

Bài 3: (1 điểm) Có ba lọ dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: NaOH, NaCl, HCl. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên mà chỉ dùng dung dịch Phenolphtalein (P.P) không màu.

Bài 4: (1,5 điểm) 

1) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong thí nghiệm sau: Ngâm thanh Nhôm vào dung dịch CuSO4 trong một thời gian ngắn.

2) Khi nhỏ từ từ vài giọt dung dịch H2SO4 đậm đặc vào ống nghiệm đựng đường mía C12H22O11 thấy đường từ màu trắng chuyển sang màu vàng, sang màu nâu rồi hóa đen. Thí nghiệm này chứng minh điểm gì? Viết phương trình phản ứng minh họa?

Bài 5: (3,5 điểm) Cho 16 (g) bột CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 89 (g) dung dịch muối.

1) Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl đã dùng.

2) Dung dịch muối thu được nói trên cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M cho đến khi thu được kết tủa tối đa thì ngừng lại.

a) Tính khối lượng kết tủa thu được.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M đã dùng.

BÀI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1: (2 điểm)

1) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) SO2 + Ca(OH)2

b) CaO + H2SO4  

c) Fe + Cl2  

2) Thực hiện dãy biến hóa: MgSO4    MgCl2    MgCO3    MgO

Bài giải: 

1) a) SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2

b) CaO + H2SO4 CaSO4 + H2O

c) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 

2) MgSO4 + BaCl2 MgCl2 + BaSO4

MgCl2 + Na2CO3 MgCO3 + 2NaCl 

MgCO3 MgO + CO2

Bài 2: (2 điểm) 

1) Cho các kim loại: Na, Mg, Cu.

a) Sắp xếp các kim loại theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần.

b) Kim loại nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

c) Kim loại nào tác dụng với dung dịch HCl.

(Không viết phương trình phản ứng)

2) Viết một phương trình phản ứng điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm với nguyên liệu là H2SO4 đậm đặc. Đồng kim loại và một phương trình phản ứng minh họa quá trình sản xuất NaOH trong công nghiệp.

Bài giải:

1) a) Các kim loại theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần là: Na > Mg > Cu 

b) Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: Na

c) Kim loại tác dụng với dung dịch HCl là: Na, Mg 

2) Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2

2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2

Bài 3: (1 điểm) Có ba lọ dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: NaOH, NaCl, HCl. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên mà chỉ dùng dung dịch Phenolphtalein (P.P) không màu.

Bài giải:

Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử. 

Cho dung dịch Phenolphtalein lần lượt vào các mẫu thử trên ta thấy: 

- Mẫu thử nào làm dung dịch Phenolphtalein hóa hồng là dung dịch NaOH 

- Mẫu thử nào không làm đổi màu dung dịch Phenolphtalein là các dung dịch NaCl, HCl 

Sau đó, ta trích một ít dung dịch NaOH ra làm mẫu thử tiếp theo và cho lần lượt các dung dịch NaCl, HCl vào mẫu thử chứa dung dịch NaOH bị hóa hồng ta thấy: 

- Mẫu thử nào làm dung dịch NaOH nhạt màu dần là dung dịch HCl 

- Mẫu thử nào không thay đổi màu dung dịch NaOH là dung dịch NaCl

Bài 4: (1,5 điểm) 

1) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong thí nghiệm sau: Ngâm thanh Nhôm vào dung dịch CuSO4 trong một thời gian ngắn.

2) Khi nhỏ từ từ vài giọt dung dịch H2SO4 đậm đặc vào ống nghiệm đựng đường mía C12H22O11 thấy đường từ màu trắng chuyển sang màu vàng, sang màu nâu rồi hóa đen. Thí nghiệm này chứng minh điểm gì? Viết phương trình phản ứng minh họa?

Bài giải:

1) Hiện tượng: ta thấy thanh nhôm tan bớt, có chất rắn màu đỏ bám trên thanh nhôm và dung dịch từ màu xanh lam nhạt màu dần.

Phương trình hóa học: 

2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu

2) Thí nghiệm chứng tỏ: dung dịch H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh và có tính háo nước.

Phương trình hóa học: 

C12H22O11 11H2O + 12C

Bài 5: (3,5 điểm) Cho 16 (g) bột CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 89 (g) dung dịch muối.

1) Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl đã dùng.

2) Dung dịch muối thu được nói trên cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M cho đến khi thu được kết tủa tối đa thì ngừng lại.

a) Tính khối lượng kết tủa thu được.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M đã dùng. 

Bài giải:

1) Phương trình hóa học: 

CuO + 2HCl CuCl2 + H2

0,2mol  0,4mol       0,2mol 

2) a) Phương trình hóa học: 

CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl 

0,2mol  0,4mol              0,2mol 

b) (lít) 




 


Comments

Popular posts from this blog

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC), D là điểm trên cạnh AC sao cho AD=AB. Vẽ DE vuông góc với BC( E thuộc BC). Chứng minh rằng : HA=HE.

Cho tam giác ABC vuông ở B, kéo dài AC về phía C một đoạn CD=AB=1, góc CBD=30 độ. Tính AC.

Cuomo, Lemon discuss Trump's comments on race