Posts

Showing posts with the label Toán 8

hướng dẫn giải bài toán khó trường Lê Minh Xuân của bạn Sang

(2+1)(2 2 +1)(2 4 +1)(2 8 +1)(2 16 +1)-2 32 = 1. (2+1)(2 2 +1)(2 4 +1)(2 8 +1)(2 16 +1)-2 32 = (2-1) (2+1) (2 2 +1)(2 4 +1)(2 8 +1)(2 16 +1)-2 32 = (2 2 -1) (2 2 +1) (2 4 +1)(2 8 +1)(2 16 +1)-2 32 = (2 4 -1) (2 4 +1) (2 8 +1)(2 16 +1)-2 32 = (2 8 -1) (2 8 +1) (2 16 +1)-2 32 = (2 16 -1) (2 16 +1) -2 32 = 2 32 -1 -2 32 =-1. Bài này không khó mà cũng không dễ, vì số mà các bạn có thể định hướng giải bài bị ẩn đi, trong bài giải trên là số 1 mà T tô đỏ. Một số lưu ý về kiến thức: khi ta nhân với số 1 thì biểu thức không thay đổi. 1 = 2-1 bài trên chỉ dùng hằng đẳng thức số 3. Chúc các bạn hiểu bài, nếu có bài khó thì có thể comment(bình luận) phía dưới. Cám ơn đã ghé qua.

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC), D là điểm trên cạnh AC sao cho AD=AB. Vẽ DE vuông góc với BC( E thuộc BC). Chứng minh rằng : HA=HE.

Image
GiẢI: VẼ DG vuông góc vối AH (G thuộc AH). Suy ra: DG//BC. Ta có: Góc BAH = góc BCA   ( cùng phụ góc B) Mà góc BCA = góc GDA (góc trong cùng phía) Do đó: góc BAH = góc GDA Xét hai tam giác ABH và DAG, ta có: ü góc BAH = góc GDA   (chứng minh trên) ü AB=AD ( giả thuyết) ü ABH vuông tại H, và AHG vuông tại G. Nếu học tới các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông thì ghi là: Tam giác ABH = tam giác DAG   (cạnh huyền góc nhon) Nếu chưa học tới thì ghi: Tam giác ABH = tam giác DAG   (góc cạnh góc) Suy ra: AH=DG Lại có: DG=HE (vì EDGH là hình chủ nhật) Vậy AH=HE Sau này nếu có bài khó muốn hỏi thì em có thể vào đây ghi câu hỏi: Đặt câu hỏi . Lưu ý T chuyên Toán – Lý – Hóa nên hỏi một trong 3 môn này sẽ được trả lời nhanh.

Cho hình thang cân ABCD (AD//BC) đường cao BE cắt đường chéo AC tại F,đường thẳng AB và CD cắt nhau tại M. Biết AB=20cm, AF/FC=2/3. Tính BM?

Image
Cho hình thang cân ABCD (AD//BC) đường cao BE cắt đường chéo AC tại F,đường thẳng AB và CD cắt nhau tại M. Biết AB=20cm, AF/FC=2/3. Tính BM?     Giải: dựng MH là đường cao của tam giác ADM. Bài này T sẽ giải theo kiểu của lớp 8 vì T thấy sử dụng đồng dạng khá nhiều. Nhưng tôi không chứng minh 2 tam giác đồng dạng mà chỉ ghi ra thôi, các bạn tự chứng minh nếu cần thiết. Ta có: tam giác AEF đồng dạng với CBF Lại có: tam giác ABE đồng dạng với AMH Đáp án; BM=15 cm.